Kiến thức

Taproot Assets là gì? Giải pháp biến Bitcoin thành mạng lưới “đa tài sản”

Taproot Assets được phát triển bởi Lightning Labs và tương thích với mạng lưới Lightning Network, cho phép thực hiện các giao dịch tức thời, chi phí thấp.

Taproot Assets là gì? Giải pháp biến Bitcoin thành mạng lưới “đa tài sản”Taproot Assets là gì? Giải pháp biến Bitcoin thành mạng lưới “đa tài sản”

Sau thời gian dài nghiên cứu và phát triển, vừa qua Lightning Labs đã cho ra mắt phiên bản mainnet alpha của Taproot Assets.

Theo giám đốc phát triển sản phẩm tại Lightning Labs là Ryan Gentry:

“Với Taproot Assets các nhà phát triển đã có tất cả các công cụ cần thiết để biến Bitcoin thành một mạng lưới nhiều tài sản, theo cách có thể mở rộng và vẫn tuân thủ các giá trị cốt lõi của Bitcoin.”

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về giải pháp phát hành đa tài sản trên mạng lưới Bitcoin này.

Taproot Assets là gì?

Taproot Assets (trước đây là Taro) là giao thức hỗ trợ phát hành và quản lý đa tài sản ngoài BTC trên mạng lưới Bitcoin. Taproot Assets được phát triển bởi Lightning Labs và tương thích với mạng lưới Lightning Network, cho phép thực hiện các giao dịch tức thời, chi phí thấp.

Cũng phải nói thêm rằng, bản cập nhật Taproot 2017 là cánh cửa đã mở ra nhiều hoạt động phong phú trên mạng lưới Bitcoin, có thể kể đến như Bitcoin Layer 2, Ordinals, BRC-20 và giờ là Taproot Assets.

Taproot Assets là gì? Giải pháp biến Bitcoin thành mạng lưới “đa tài sản”

Cách Taproot Assets được tạo ra

Để nắm được cách tạo ra những Taproot Asset, trước tiên hãy tìm hiểu một số thành phần cấu tạo nên nó.

Các khái niệm cơ bản

Taproot transactions

Giao dịch Taproot là một loại giao dịch trên mạng lưới Bitcoin xuất hiện kể từ cập nhật BIP-341 năm 2021. Khác với giao dịch thông thường, Taproot transactions cho phép sử dụng một cấu trúc cây để lưu trữ và thực thi các đoạn mã kiểm soát tài sản gọi là “tapScript branch”. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là các đoạn mã này không cần phải được tiết lộ nếu việc di chuyển tài sản được thực hiện bởi đường dẫn KeySpend, từ đó giúp tăng tính bảo mật cho các giao dịch.

Chuyên gia chia sẻ  Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

KeySpend là một phương pháp chỉ dẫn cho giao thức Taproot thực hiện di chuyển tài sản mà chỉ cần tiết lộ private key tương ứng với địa chỉ nguồn mà không cần tiết lộ public key của người nhận.

Taptweak

Taptweak là một kỹ thuật điều chỉnh khóa công khai của giao dịch Taproot để xác thực giao dịch. Kỹ thuật này được sử dụng để tạo cam kết cho toàn bộ cây Taproot Script hoặc bất kỳ dữ liệu tùy ý nào.

Sparse Merkle Trees

Sparse Merkle Trees (cây merkle thưa thớt) là một biến thể của Merkle Tree, nó cho phép chứng minh một dữ liệu cụ thể trong cây Merkle mà không cần biết chi tiết toàn bộ cây.

Điều này hữu ích trong trường hợp muốn kiểm tra tính tồn tại của một dữ liệu mà không muốn tải xuống toàn bộ dữ liệu. Người xác thực chỉ cần cấp mã hash và bản đồ dẫn tới vị trí dữ liệu trên cây merkle.

Taproot Assets là gì? Giải pháp biến Bitcoin thành mạng lưới “đa tài sản”Sơ đồ cây Merkle rải rác. Nguồn: Lightning Labs

Merkle Sum Trees

Merkle Sum Trees (cây Merkle tổng) là cây Merkle trong đó giá trị số học được thể hiện ở mỗi nút. Mỗi nút bên trên lại chứa giá trị tổng của các nút bên dưới nó. Cây merkle tổng cho phép kiểm tra tính toàn vẹn giá trị về số lượng.

Kết hợp của taproot transaction, taptweak, sparse merkle trees và merkle sum trees.

Taproot Assets kết hợp các khái niệm bên trên để cho phép phát hành các tài sản trên mạng lưới Bitcoin.

Cây merkle rải rác và cây merkle tổng được kết hợp lại thành “ Sparse Merkle Sum Trees – cây tổng merkle rải rác”. Gốc của cây này được thêm vào một tệp lênh taproot trong giao dịch, và đồng thời tạo ra một địa chỉ taproot.

Nếu như chỉ có phần gốc của Sparse Merkle Sum Trees được lưu trữ trên mạng lưới Bitcoin như một cam kết xác thực và bảo mật thì dữ liệu toàn bộ cây lại được lưu trữ off-chain.

Phát hành và di chuyển tài sản Taproot

Các bước thực hiện phát hành tài sản trên mạng lưới Bitcoin như sau:

Bước 1: Tạo mã định danh tài sản (Asset ID)

Người phát hành cần tạo một mã định danh cho tài sản (Asset ID). Mã định danh này được tạo bằng cách băm (hash) các thông tin sau:

  • genesis_outpoint: Các đầu ra được sử dụng để đúc tài sản (nguồn gốc tài sản)
  • asset_tag: Các tag thông tin tùy chọn để phân loại tài sản
  • asset_meta: Các thông tin bổ sung của tài sản như link, hình ảnh hoặc tài liệu
Chuyên gia chia sẻ 

Bước 2: Tạo Asset Script

Đây là phần script hướng dẫn cho giao thức Taproot Assets biết cần phải làm gì. Tài sản này được phát hành cho những ai, số lượng ra sao, điều kiện như nào…

Taproot Assets Protocol cho phép phát hành nhiều tài sản trong một giao dịch duy nhất nhưng mỗi tài sản cần có một kịch bản khác nhau.

Bước 3: Tạo Sparse Merkle Sum Tree

Bước tiếp theo người phát hành tài sản cần tạo một cây tổng merkle rải rác để theo dõi và quản lý tài sản cùng các tài khoản liên quan. Mỗi tài khoản được xác định bằng một public key, và mỗi lá của cây merkle chứa thông tin về số lượng tài sản mà tài khoản đó nắm giữ.

Bước 4: Xuất bản tài sản trên mạng lưới Bitcoin

Sau khi tạo ra Cây Merkle Tổng Rải Rác, người phát hành tài sản thực hiện xuất bản giao dịch Taproot đính kèm asset script và gốc cây merkle. Một khi giao dịch được xác nhận, tài sản được phát hành và cam kết gốc giá trị bất biến trên mạng lưới Bitcoin.

Sau khi tài sản Taproot được phát hành thành công, người dùng có thể thực hiện các hành động di chuyển, tách, gộp, hủy bỏ tài sản trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin hoặc Lightning.

The Universe – Vũ trụ dữ liệu

Như đã giải thích ở phần trên, nhà phát triển giao thức lựa chọn lưu trữ các dữ liệu tài sản ngoài chuỗi. The Universe (tạm dịch là vũ trụ dữ liệu) là một nơi tập hợp thông tin về các tài sản Taproot được phát hành.

Đơn vị phát triển cũng có đề cập rằng, Universe có thể do chính người phát hành tài sản tự quản lý hoặc cộng đồng. Nhưng một thực hiện các hoạt động xác thực liên quan tới tài sản này, Universe là điều cần thiết bắt buộc.

Việc lưu trữ dữ liệu off-chain như vậy tạo ra tính data unavailability, tương tự như một số giải pháp mở rộng mạng lưới Ethereum hiện nay. Các đơn vị quản lý có thể cố tình che giấu dữ liệu và gây ra tổn hại cho người dùng.

Sự tương thích với Lightning Network

Taproot Assets được phát triển bởi Lightning Labs cũng là đơn vị phát triển Lightning Network nên việc tương thích là điều chắc chắn.

Lightning Network là giao thức mở rộng mạng lưới Bitcoin theo phương pháp State Channel, tập trung chủ yếu vào mảng thanh toán bằng Bitcoin. Được phát hành từ năm 2017, nhưng được nhắc đến nhiều khi El Salvador sử dụng làm hạ tầng cho thanh toán Bitcoin trong quốc gia của họ năm 2021.

Chuyên gia chia sẻ  FTX Token (FTT) là gì? Toàn tập về tiền điện tử FTT

Tương tự Bitcoin, các tài sản Taproot có thể được gửi vào các kênh Lightning để thực hiện các giao dịch. Họ có thể đồng ý với nhau để trao đổi các loại tài sản, ví dụ như Bitcoin với L-USD (một loại tài sản giả định đã được phát hành thông qua Taproot Assets).

Taproot Assets là gì? Giải pháp biến Bitcoin thành mạng lưới “đa tài sản”Giao dịch chuyển đổi tài sản taproot trên Lightning Network. Nguồn: Lightning Labs

Ứng dụng của Taproot Assets

Taproot Asset hoạt động như một giao thức phát hành tài sản on-chain và đời thực (RWAs) trên mạng lưới Bitcoin. Về cơ bản dựa trên Taproot Assets người dùng có thể phát hành bất cứ loại tài sản nào, nó có thể là Ethereum, vàng, trái phiếu, chứng khoán… nhưng sản phẩm được cộng đồng đề cập nhiều nhất là stablecoin.

Phát triển thành công một đồng stablecoin làm trung gian thanh toán sẽ giúp mở ra nhiều ngữ cảnh DeFi trên mạng lưới Bitcoin. Người dùng nắm giữ tài sản không cần chuyển nó đến các sàn giao dịch hoặc các trung tâm thanh toán ngoài chuỗi để chuyển đổi về stablecoin. Họ có thể thực hiện các giao dịch ngay trên mạng lưới gốc. Nó mang tới tính thanh khoản ngay trong nội bộ mạng lưới (on-chain liquidity).

Tuy nhiên, câu chuyện vẫn phải dừng lại ở việc Bitcoin không có smart contract. Đồng ý rằng Taproot Assets giúp phát hành tài sản (off-chain custody) trên mạng lưới Bitcoin. Nhưng không thể tạo ra một hệ thống AMM phức tạp để người dùng tự do trao đổi như Ethereum được. Trước mắt họ vẫn cần giao dịch với nhau theo cách thỏa thuận, như một dạng order book.

Điểm sáng là mạng lưới Lightning Network có thể phát triển để cải thiện vấn đề này.

Ngoài ra data unavailability cũng là một điểm hạn chế khiến người dùng phải đặt niềm tin vào nhà vận hành The Universe khi giao dịch Taproot Assets.

Lời kết

Kể từ sau bản cập nhập Taproot mạng lưới Bitcoin ngày càng trở nên đa dạng. Bên cạnh Bitcoin Ordinals, BRC-20 hay gần đây là BitVM, Taproot Assets cũng góp phần tạo nên tính phong phú cho hệ sinh thái Bitcoin.

Chúng ta đã có Bitcoin NFT và giờ là Bitcoin RWA, tính ứng dụng của chúng vẫn còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ, có lẽ chúng ta cần chờ thêm thời gian để nó tự mình kiểm chứng giá trị sử dụng và cả tính bảo mật.

Kudō

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button