Kiến thức

Từ coder đến developer – Tôi đi code dạo

Lang thang trên mạng, ta thường nghe nhắc đến những một số thuật ngữ như LAMP Stack, MEAN Stack. Trong quá trình xây dựng sản phẩm start-up, ta cũng hay nghe nhắc tới tầm quan trọng của việc chọn technical stack cho phù hợp.

Đã có bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa của những thuật ngữ này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Stack là gì, tại sao nó ra đời?

Để làm ra một ứng dụng hoàn chỉnh, chỉ viết code không thôi là không đủ. Khi cần lưu trữ thông tin, ta phải đưa chúng vào cơ sở dữ liệu. Sau khi đã hoàn thành phần code, ta phải tìm cách deploy nó, tức là đưa code lên một chỗ nào đó để chạy code.

Một chương trình hoàn thiện không chỉ có code, mà còn phải có nền tảng hệ điều hành và những phần mềm đi kèm (web server, cơ sở dữ liệu). Người ta gom những thứ này lại với nhau (giống như ráp Lego ấy), tạo thành technical stack.

Technical Stack, còn gọi là solution stack, là một tập hợp những phần mềm/công nghệ phối hợp chung với nhau, tạo thành một nền tảng để ứng dụng có thể hoạt động được.

Các bộ phận cấu thành một stack

Cấu tạo của Stack ra sao?

Một stack thường được cấu tạo bởi các thành phần:

  • Hệ điều hành
  • Web Server
  • Database Server
  • Back-end Programming Language

Giả sử với LAMP Stack, các thành phần này sẽ lần lượt là:

  • Linux
  • Apache
  • MySQL hoặc MariaDB
  • PHP hoặc Python
Chuyên gia chia sẻ  Lời dịch bài hát Unstoppable

Mỗi thành phần trong stack đảm nhận một nhiệm vụ riêng biệt.

Vai trò của các thành phần trong một stack

Hình trên là tóm tắt cách một ứng dụng web hoạt động. Giả sử với LAMP stack, máy chủ sẽ chạy hệ điều hành Linux, cài server Apache Tomcat. Khi có request từ người dùng, server sẽ gọi code PHP, code này đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu MySQL, render ra HTML về phía người dùng.

Thông thường, với các host trên mạng (somee, hawkhost, digital ocean) họ cung cấp sẵn toàn bộ stack (os, web server và database), các bạn chỉ việc up code lên và chạy thôi.

Nếu muốn tìm hiểu cách stack hoạt động, các bạn hãy thử kiếm một con VPS chạy Linux, sau đó tự cài đặt các phần mềm cần thiết. Thú vị lắm đấy ;).

Lựa chọn software stack theo tiêu chí nào?

Thông thường, người ta lựa chọn stack dựa vào khả năng, trình độ của nhân viên. Ví dụ cácnhân viên đã quen code PHP thì cứ LAMP Stack mà táng, nhân viên khoái hàng Microsoft thì dùng Stack của Microsoft thôi.

Slack, ứng dụng chat cho team khá nổi tiếng cũng được xây dựng trên LAMP stack.

Ngoài ra, người ta còn lựa chọn Stack dựa theo tốc độ phát triển ứng dụng hay tốc độ xử lý. Thuở mới start-up, Twitter chọn stack dựa trên Ruby on Rails để phát triểu ứng dụng nhanh chóng. Sau đó, họ chuyển qua Stack dùng Java/Scala để tăng khả năng chịu tải của hệ thống (Nguồn).

Lựa chọn technical stack là một điều quan trọng bậc nhất khi bắt đầu xây dựng sản phẩm. Nó xác định kiến trúc hệ thống, chi phí vận hành cũng như tốc độ và khả năng mở rộng của ứng dụng.

Chuyên gia chia sẻ  Làm thế nào để áp dụng phân kỳ hiệu quả trong việc phân tích diễn biến giá?

Do vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số stack thông dụng, cùng với những ưu nhược điểm của chúng ở phần dưới nhé!

Một số stack thông dụng

LAMP Stack

Đây là stack thông dụng nhất, được hầu hết các website sử dụng. Stack này bao gồm: Linux, Apache, MySQL và PHP/Python/Perl. Những CMS phổ biến như Joomla, WordPress đều dựa trên nền stack này cả.

Các thành phần của LAMP Stack

Điểm “hay ho” của Stack này là những thành phần của nó đều Open Source, không cần phải bỏ đồng nào ra mua, chi phí bản quyền bằng 0. Cộng đồng người sử dụng rất nhiều nên bạn rất dễ dàng tìm hướng dẫn khi gặp vấn đề.

Các máy chủ cài đặt Linux giá cả cũng rất hạt dẻ. Do đó, nếu code trên LAMP Stack, các bạn có thể dễ dàng tìm host free cho ứng dụng của mình.

Stack này còn có một số dị bản như: MAMP (Trên MAC), WAMP( Trên Win), XAMPP (Trên mọi hệ điều hành).

WISA Stack

Stack này bao gồm: Window, IIS, SQL Server, ASP.NET. Có thể thấy, toàn bộ stack sử dụng hàng của Microsoft.

Các thành phần của WISA Stack

Stack này được nhiều công ty, tổ chức sử dụng. Thông thường những ứng dụng được code trên nền tảng ASP.NET sẽ lựa chọn stack này.

Ưu điểm của stack này là tốc độ phát triển ứng dụng và khả năng bảo trì: C# là một ngôn ngữ khá mạnh mẽ, ASP.NET làm việc rất tốt với SQL Server, có nhiều tool hỗ trợ tận răng cho người dùng.

Tuy vậy, sử dụng hàng của Microsoft thì chi phí bản quyền (mua Visual Studio để code, bản quyền Window, SQL Server) khá cao, do đó các công ty nhỏ thường không sử dụng.

Chuyên gia chia sẻ  Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku nâng cao cho nhà đầu tư

Gần đầy, C# đã trở thành ngôn ngữ Open Source. Cách đây không lâu .NET Core ra đời, SQL Server cũng đã có mặt trên Linux. Biết đâu không lâu sau chúng ta sẽ có một stack miễn phí chạy trên Linux với công nghệ của Microsoft thì sao ;).

MEAN Stack

Một stack cũng khá nổi trong vài năm trở lại đây là MEAN stack. Nó bao gồm: MongoDB, Express, AngularJS, NodeJS. (Một dị bản khác là MERN, thay Angular và React).

Các thành phần của MEAN Stack

Thật ra stack này không hoàn toàn đúng chuẩn stack vì nó không bao gồm hệ điều hành. NodeJS dùng để viết code server-side, có thể hoạt động như web server luôn (Trong thực tế người ta thường dùng thêm nginx làm proxy server).

Cũng như LAMP Stack, toàn bộ các thành phần của MEAN Stack đều là hàng Open Source. Điểm “hay ho” của stack này là toàn bộ các thành phần của nó đều sử dụng ngôn ngữ JavaScript.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể xây dựng toàn bộ một hệ thống chỉ bằng một ngôn ngữ duy nhất, chạy ở cả front-end và back-end, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Mỗi developer sẽ có một technical stack ưa thích. Các bạn cùng chia sẻ về technical stack mà mình hay dùng trong phần comment nha. Nếu có thắc mắc gì, đừng ngại ngùng đặt câu hỏi nhé!

Tài liệu để các bạn tham khảo thêm:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Solution_stack
  • https://www.upwork.com/hiring/development/choosing-the-right-software-stack-for-your-website/
  • https://en.wikipedia.org/wiki/LAMP_(software_bundle)
  • https://en.wikipedia.org/wiki/MEAN_(software_bundle)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button