Kiến thức

Ethereum Merge là gì mà khiến cộng đồng tiền số xôn xao?

The Merge là gì?

“The Merge” (Hợp nhất) là sự kiện đánh dấu đợt nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay của mạng Ethereum, thay đổi cơ chế đồng thuận từ Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS), được cho là đi kèm với một số lợi ích nhất định như giảm mức tiêu thụ điện năng.

Ethereum Merge là gì mà khiến cộng đồng tiền số xôn xao?

Cộng đồng tiền số chờ đợi Ethereum 2.0

chụp màn hình

Sở dĩ sự kiện được gọi là The Merge vì trước đây Ethereum đã có blockchain theo cơ chế PoS là Beacon Chain ra mắt từ năm 2020 nhưng chưa đưa vào vận hành chính thức. Blockchain Ethereum hiện giờ mọi người sử dụng được gọi là “mainnet” để phân biệt với những blockchain thử nghiệm “testnet” đang được các kỹ sư lập trình phát triển. Đợt nâng cấp Ethereum yêu cầu hợp nhất Beacon Chain với mainnet Ethereum để dữ liệu từ mainnet được chuyển sang Beacon Chain.

Vì tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật, The Merge đã bị hoãn lại nhiều lần. Theo Cnet, Vitalik Buterin – “cha đẻ” mạng Ethereum từng cho biết đội ngũ của ông đã mất 7 năm để nghiên cứu cơ chế Proof of Stake và nỗ lực của họ đang bắt đầu có kết quả. Sự kiện này dự kiến diễn ra vào khoảng 13 – 15.9.

Chuyên gia chia sẻ  Chỉ số DAR là gì? DAR bao nhiêu là tốt?

Proof of Stake khác Proof of Work ra sao?

Cơ chế Proof of Work của Ethereum tương tự Bitcoin, yêu cầu các thợ đào chạy đua để giải mã các bài toán xác thực giao dịch. Người nào đưa ra đáp án đầu tiên sẽ tạo ra block (khối) tiếp theo và nhận phần thưởng là đồng mã hóa. Trong quá trình đó, lượng điện năng mà các máy móc tiêu thụ để giải bài toán được xem như “bằng chứng công việc” để đảm bảo sự đồng thuận trên hệ thống.

Đối với cơ chế Proof of Stake, các thợ đào phải đặt cọc một số Ether nhất định, ít nhất là 32 Ether (khoảng 50.000 USD) để được hệ thống chọn ngẫu nhiên là người tạo khối tiếp theo. Càng đặt nhiều Ether, càng có nhiều cơ hội được hệ thống chọn.

Trong cả hai hệ thống, người tạo ra block kế tiếp sẽ được thưởng một khoản phí giao dịch kèm đồng Ether hoặc Bitcoin mới. Trong cơ chế PoS, thợ đào cũng sẽ nhận phần thưởng nếu góp phần bảo mật mạng lưới.

The Merge đem lại lợi ích gì cho Ethereum?

Theo Ethereum Foundation, cơ chế PoS sẽ cắt giảm mức sử dụng năng lượng của Ethereum khoảng 99,95%, giúp quá trình khai thác tiền mã hóa tránh khỏi các tranh cãi về ô nhiễm môi trường. Nhưng theo Cointelegraph, ngoài việc giảm điện năng là lợi ích dễ thấy nhất, chi phí và tốc độ giao dịch của mạng Ethereum vẫn giữ nguyên như trước The Merge.

Chuyên gia chia sẻ  Jewel là gì? Những điều cần biết về Jewel trong đồng hồ

Nhiều người mong đợi sự kiện hợp nhất sẽ khiến giá đồng Ether tăng vọt, vì nếu blockchain Ethereum thành công trong việc giảm lượng khí thải CO2 như cam kết, các công ty lớn có thể yên tâm đầu tư vào Ethereum mà không cần phải lo ngại vấn đề môi trường. Trên hết, điều này sẽ làm thay đổi cái nhìn của công chúng về tiền mã hóa nói riêng và blockchain nói chung.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button