Thuật ngữ giao dịch Forex. Từ điển chi tiết dành cho trader được hình thành theo thời gian
Chào mừng quay trở lại, các độc giả thân mến của tôi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về những cụm từ đặc biệt sử dụng trong giao dịch mà không phải ai cũng hiểu rõ. Tuy nhiên, hãy xem xét chúng dưới một góc độ mởi mẻ hơn. Tôi biết rằng bạn có thể tìm thấy hàng triệu từ điển giao dịch Forex với toàn bộ danh sách thuật ngữ được tổng hợp trên thị trường ngoại hối ngoài kia. Song để sự nghiệp giao dịch của chúng ta thêm phần thú vị, tôi quyết định sẽ bóc tách chúng ở một khía cạnh khác biệt. Vì vậy, hãy cùng xem xét nguồn gốc của từ lóng Forex, nơi bắt nguồn của những câu chuyện hay ho. Các khái niệm như “phe Bò”, “phe Gấu” hay “bán” và “mua” đã quá quen thuộc ngay cả với một nhà giao dịch mới bắt đầu, chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết mà chỉ lướt qua chúng. Chủ đề chính của bài viết ngày hôm nay sẽ là về thuật ngữ giao dịch Forex được hình thành theo thời gian.
Hãy bắt đầu thôi!
Từ lóng giao dịch đầu tiên xuất hiện như thế nào?
Quay trở về năm 1998, Viện Thuật ngữ đã tiến hành một nghiên cứu đặc biệt. Nhân viên được hướng dẫn tiến hành nghiên cứu các thuật ngữ giao dịch chứng khoán để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các biệt ngữ trên sàn giao dịch. Theo nghiên cứu, số liệu thống kê đã được công bố, khẳng định trong số ít hơn 1000 đơn vị tiếng lóng chứng khoán – được nhân viên ngân hàng sử dụng trên các diễn đàn giao dịch khác nhau, chỉ có hơn 10 từ tiếng lóng có nền tảng vững chắc trong lịch sử. Phần còn lại là những phiên bản rút ngắn hơn các thuật ngữ phức tạp hoặc chúng chỉ đơn giản được liên kết với nhau như một phần của mảng kết hợp.
Một ví dụ sinh động về mối liên kết ràng buộc như vậy có lẽ là những từ lóng phổ biến nhất, “phe Bò” và “phe Gấu” nhằm ám chỉ người mua hoặc bán. Chúng ta đều biết rằng “phe Bò” là người mua và “phe Gấu” là người bán. Vậy còn một nhóm nhỏ các từ lóng Forex với những câu chuyện hùng hồn đằng sau chúng thì sao? Chúng ta hãy cùng đi sâu vào chi tiết.
Nhìn chung, việc sử dụng từ lóng trao đổi trong một nhóm nhỏ các chuyên gia, những người được gọi là “nhà môi giới chứng khoán”, xuất hiện cùng với sự ra đời của các sàn giao dịch. Người ta tin rằng thuật ngữ “bourse”, nghĩa là thị trường chứng khoán, chính là thuật ngữ giao dịch chứng khoán đầu tiên. Bourse vốn là một từ tiếng Pháp và nét nghĩa “sàn giao dịch của các thương gia” như hiện nay lần đầu được ghi nhận vào năm 1845 từ cái tên Sàn giao dịch chứng khoán Paris. Thuật ngữ này bắt nguồn từ thế kỷ 13 ở Bruges từ ký hiệu của một chiếc ví (hoặc có lẽ là ba chiếc ví), được treo trước dinh thự của gia tộc Van der Beurse, nơi các thương gia gặp gỡ và về cơ bản, đây được xem là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên.
Thật thú vị khi Sàn giao dịch chứng khoán London (LSE) từ một quán cà phê nhỏ (được gọi là “Jonathan’s Coffee-House”), đã từng bước trở thành một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới ngày nay. Quán cà phê là nơi chứng kiến một số sự kiện quan trọng trong lịch sử giao dịch cổ phiếu diễn ra, bao gồm Bong bóng Biển Nam và cơn hoảng loạn năm 1745. Nơi đây đã bị thiêu rụi bởi một trận hỏa hoạn vào năm 1748, song được tái xây dựng sau đó. Năm 1761, hơn một trăm năm mươi nhà môi giới đã thành lập một câu lạc bộ để giao dịch cổ phiếu. Câu lạc bộ đã xây dựng tòa nhà độc quyền vào năm 1773, được mệnh danh là New Jonathan’s, nhưng về sau đổi tên thành Sàn giao dịch chứng khoán.
Thỏa thuận Buttonwood được thực hiện vào năm 1792 giữa 24 nhà môi giới chứng khoán và thương nhân ở Wall Street, 68 ở Thành phố New York trong nỗ lực tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán. Người ta nói rằng sự kiện xảy ra dưới gốc cây thùa và đánh dấu sự khởi đầu của (ừm, có thể không phải là đầu tiên, nhưng chắc chắn là quyền lực nhất) của Hội đồng Giao dịch & Chứng khoán New York. Do đó, tên tiếng lóng của NYSE chính là “Wall Street”.
Các từ lóng Forex
Một số loại tiền tệ phổ biến nhất trong Forex đều sở hữu tên lóng với nguồn gốc lịch sử riêng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu chi tiết định nghĩa từ lóng giao dịch và ý nghĩa đi kèm của chúng.
Tại sao đồng đô la có tên gọi khác là “Buck”
Ai trong chúng ta cũng đều biết đến thuật ngữ nổi tiếng “Buck”, cũng như việc nó được “chuyển ngữ” thành đô la Mỹ. Từ lóng này ghi dấu sâu đậm vào tâm trí chúng ta đến nỗi dù một người chưa từng nghe qua ngân hàng trung ương chắc chắn vẫn sẽ biết.
Cái tên đại diện cho mỗi một đồng đô la này xuất phát từ đâu? Các phiên bản về nguồn gốc của “buck” khá phong phú. Hãy cùng xem qua hai phiên bản được nhiều người biết đến nhất. Theo bạn, phiên bản nào thú vị hơn?
“Bucks” trong buckskins (da hoẵng)
Một trong những tài liệu tham khảo xuất hiện đầu tiên về việc sử dụng thuật ngữ này là vào năm 1748, 44 năm trước khi đồng đô la đầu tiên được đúc, trong đó có tài liệu tham khảo rằng một thùng rượu whisky được giao dịch cho người da đỏ sẽ có giá “5 buck”, ám chỉ da hươu. Trong một tài liệu tham khảo khác từ năm 1748, một khách du lịch đã ghi chú trong nhật ký của mình rằng ai đó đã bị “cướp mất số tiền trị giá 300 bucks” (và bạn không thể để mất). Vào thời điểm này, da hoẵng là một phương tiện trao đổi phổ biến. Cũng có bằng chứng cho thấy “buck” không chỉ có nghĩa là một lớp da mà có thể có nghĩa là nhiều lớp da, tùy thuộc vào chất lượng của chúng. Ví dụ, da hươu mùa đông được coi là cao cấp hơn da mùa hè vì lông dày hơn. Da hoẵng thường được mua bán và trao đổi, và khi chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu đúc đồng đô la và mọi người bắt đầu sử dụng chúng thường xuyên hơn, thì những chiếc da hoẵng “good ol’” vẫn còn trong tâm trí mọi người, và vì vậy đồng đô la được gọi là “buck”.
Ở một phiên bản khác, buck bắt nguồn từ “buck” trong “sawbuck – một cấu trúc như một cái giá để giữ và cưa gỗ, rất giống với chữ số “X” (mười) trong số La Mã. Chữ số này đã có mặt trên tờ 10 đô la dưới thời Nội chiến Mỹ.
Cặp GBP/USD hoặc “Cable”
Giao dịch cặp tiền tệ GBPUSD thường được gọi là “giao dịch cable”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19, khi hoạt động tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng bảng Anh bắt đầu được thực hiện thông qua một sợi cáp (cable) chạy xuyên đại dương giữa hai quốc gia. Cặp tiền tệ GBPUSD đã có một tên gọi khác là cable kể từ đó.
“Kiwi”
Đồng đô la New Zealand hay “kiwi” là một loại tiền tệ khác mà các nhà môi giới và nhà giao dịch Forex dành cho một thuật ngữ riêng. Cái tên bắt nguồn từ biểu tượng quốc gia của đất nước – một loài chim nhỏ không biết bay được gọi là kiwi, được mô tả trên đồng xu một đô la của đất nước kể từ năm 1990. Trên thực tế, thị trường Forex đã có những bước tiến và giờ đây, “kiwi” không chỉ đại diện cho đồng đô la New Zealand mà còn cho cặp tiền NZDUSD.
Từ lóng Forex đương thời
Tại đây, chúng ta sẽ nói về các từ lóng Forex thường được bắt gặp trên thị trường đương thời.
Blue chip
Ngày nay, thuật ngữ “blue chip” đã không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đây là một từ lóng dù từng bắt gặp rất nhiều trong tin tức như “giá blue-chip đang lao dốc”, hay trong nhiều cách diễn đạt tương tự khác. Ý nghĩa thực sự của cụm từ này là báo giá cổ phiếu của các tập đoàn lớn đang giảm sút trên thị trường chứng khoán. Vâng, blue-chip là một công ty được biết đến nổi tiếng và có tình hình tài chính tích cực. Cổ phiếu của các công ty như Coca-Cola, Disney, Wal-Mart, IBM đều là blue chip. Cái tên này xuất phát từ trò chơi bài xì tố, vốn được mô tả như những con chip đáng giá nhất.
Dead cat bounce (Cú nảy mèo chết)
Nguồn tham khảo đầu tiên được biết đến của thuật ngữ này xuất hiện từ ngày 7 tháng 12 năm 1985. Ông Chris Sherwell ở Singapore và ông Wong Sulong ở Kuala Lumpur đã phát biểu trên tờ The Financial Times rằng các nhà phân tích đầu tư “cho biết sự gia tăng một phần là do kỹ thuật và thận trọng trước kết luận rằng đợt sụt giá gần đây trên thị trường đã kết thúc. Chúng tôi gọi hiện tượng này là dead cat bounce’, một nhà môi giới cho biết.” Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ngụ ý về sự phục hồi tạm thời trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn.
Một số từ lóng Forex khác
Catch a falling knifeĐây là một cách để mô tả sự nguy hiểm của hoạt động đầu tư. Khi giá cổ phiếu đi xuống, người mua có thể can thiệp quá sớm để rồi đối mặt với nhiều đợt sụt giảm khác.FrothyTrong cuộc nói chuyện Wall Street, “frothy” là một cách diễn dịch khác để nói về việc giá cao không bền vững, so sánh chúng với một khối bong bóng.Rush for the exitsCụm từ này mô tả những người đang hoảng loạn và bán tháo cổ phiếu của mình khi thị trường bắt đầu sụt giảm, lo sợ lệnh gọi ký quỹ (margin call) hoặc cho rằng đó là sự đảo chiều xu hướng.Don’t fight the FedLời khuyên nhỏ này (phù hợp với mọi nhà đầu tư) tán thành việc chấp nhận chính sách của Cục Dự trữ Liên bang và có hành động phù hợp dựa theo sự thay đổi chính sách, thay vì chống lại (và có khả năng bị thất thoát tiền).Buy the rumor, sell the newsCâu nói này phù hợp với các nhà giao dịch trong ngày hơn là các nhà đầu tư dài hạn. Đôi khi xuất hiện những cơ hội giao dịch ngắn hạn với tin đồn — đó có thể là báo cáo kinh tế, bầu cử hoặc các sự kiện khác.Wall of worryDù đang cảm thấy lo lắng như thế nào, nhưng mọi thứ rồi sẽ ổn. Cụm từ cho thấy các nhà đầu tư có thể vượt qua tin tức tiêu cực để nâng giá cổ phiếu trở lại.Hunting elephants
Vốn là câu nói nổi tiếng nhất của ông Warren Buffett, mang ý nghĩa tìm kiếm những giao dịch lớn. Đây là cách vị này diễn giải sau khi thông báo sẽ mua lại Heinz với công ty cổ phần tư nhân 3G.
“Tôi đã sẵn sàng cho một cuộc săn voi mới. Nếu bạn thấy bất kỳ con voi nào lảng vảng gần đó, hãy gọi cho tôi”, ông chia sẻ với CNBC. “Mọi thứ đã chuẩn bị đâu vào đó. Đạn đã lên nòng, và ngón tay để bóp cò của tôi đang rạo rực không yên.”
F-You moneySố tiền cần để bạn ‘tự do tài chính’ mà không cần phải làm việc nữa.BeastGBP/JPY. Được gọi là quái vật vì tính biến động trong lịch sử của nó, các tên gọi khác là dragon, geppy, gopher và widowmaker.LoonieMột đô la Canada (CAD). Sở dĩ đồng tiền được gọi như vậy vì trên đồng đô la Canada có hình ảnh một chú chim loon. Tên này đôi khi cũng được sử dụng để chỉ cặp USD/CAD.Old ladyNgân hàng Anh (BoE). BoE đôi khi được gọi là ‘bà già Phố Threadneedle’, nơi cơ quan đặt trụ sở từ năm 1734.Texas teaMột tên gọi khác của dầu, thể hiện sự phong phú của nó ở Texas.HedgistanKhu vực nằm giữa Manhattan và Westport, CT, “thủ đô quỹ phòng hộ của thế giới.”UnicornMột công ty khởi nghiệp đã được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Bởi thực tế là các công ty khởi nghiệp thành công, như unicorn (kỳ lân), là cực kỳ hiếm.NinjaTên gọi của cặp USD/JPY.NutNut là tổng chi phí hoa hồng cho các lệnh của bạn.BabysittingCụm từ này ngụ ý bạn đang nắm giữ một vị thế mở thua lỗ trong một thời gian dài, hy vọng giá sẽ tăng đủ để có thể thoát lệnh với trạng thái hòa vốn.
P.S. Bạn có thích bài viết của tôi? Chia sẻ nó trong các mạng xã hội: đó sẽ là lời cảm ơn tốt nhất của bạn “:)
Hãy hỏi tôi những câu hỏi và bình luận dưới đây. Tôi sẽ vui mừng trả lời câu hỏi của bạn và đưa ra những lời giải thích cần thiết.
Liên kết hữu ích:
- Tôi khuyên bạn nên thử giao dịch với một nhà môi giới đáng tin cậy tại đây . Hệ thống cho phép bạn tự giao dịch hoặc sao chép các nhà giao dịch thành công từ khắp nơi trên thế giới.
- Trò chuyện trên Telegram với đội ngũ hỗ trợ Việt Nam cho những nhà giao dịch LiteFinance có sẵn ở đây https://t.me/blogforexchocacnhagiaodich
- Kênh Telegram với các phân tích chất lượng cao, đánh giá Forex, bài viết đào tạo và những thứ hữu ích khác cho các nhà giao dịch https://t.me/blogforexchocacnhagiaodich