Kiến thức

Tiền ảo Luna: ‘Mỏ vàng’ ngoài tầm với hay ‘cú lừa’ thế kỷ?

Luna Coin là gì?

Luna coin là đồng tiền điện tử được phát triển bởi công ty Terraform Labs vào năm 2018. Giống như các đồng tiền điện tử khác, đồng Luna cũng hoạt động trên mạng blockchain có tên gọi là Terra.

Luna coin là mã thông báo bản địa của mỗi khối blockchain Terra. Nói cách khác, loại token này giống như một loại tài sản thế chấp cho các loại coin bình ổn giá phát hành trên chính giao thức của Terra. Có nghĩa LUNA token sẽ được phát hành hoặc đốt dựa theo tính toán nhu cầu sử dụng Stablecoin từ thực tế.

Dựa trên cơ chế này, luna coin trên thị trường phải luôn duy trì sự ổn định. Cho dù đó là phát hành hay đốt coin, sẽ có một khoản phí phát sinh. Chủ sở hữu token Luna sẽ nhận được một phần phí được tạo ra này.

Bên cạnh đó, nguyên liệu để tạo ra Luna là UST. Đây được xem là một stablecoin có sự ổn định dựa trên cơ chế co giãn cung cầu nhờ sử dụng thuật toán gọi là Rebase. UST neo theo USD với tỷ lệ 1 UST tương đương 1 USD.

Terraform Labs được dẫn dắt bởi nhà phát triển người Hàn Quốc Do Kwon và được kỳ vọng sẽ trở thành một “kỳ lân” sáng giá.

Luna nhanh chóng trở thành cơn sốt

Khi mới thành lập, Terraform Labs được “hậu thuẫn” bởi TMON – một trong top 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc. Nhờ đó, các loại tiền thanh toán của Terra, bao gồm cả Luna coin có cơ hội được tiếp cận tới 40 triệu khách hàng.

Chuyên gia chia sẻ  [Bạn có biết] Nhạc Folk là gì? Nguồn gốc, điểm nổi bật của chúng

Bên cạnh đó, Luna có tính ổn định cao và mức phí giao dịch thấp gần như bằng 0 khiến các nhà đầu tư vô cùng thích thú.

Tổng nguồn cung ban đầu của Luna dự kiến sẽ vào khoảng 994 triệu token. Số lượng token này sẽ được phân bổ vào nhiều mục đích, trong đó có 10% phân bổ đến Terraform, 20% phân bổ tới quỹ dự trữ bình ổn giá, 4% được sử dụng vào mục đích thanh khoản, số còn lại hầu hết sẽ được phân bổ cho những người ủng hộ dự án. Đã có 32 triệu USD được Terra thu về trong một đợt chào bán Lunacoin.

Theo thống kê có tới 20 nhà đã tư đã lựa chọn Terra ngay khi dự án vừa ra mắt, nổi bật phải kể tới Coinbase Ventures, Binance Labs. Bên cạnh đó còn có cả Zee Prime Capital, Struck Capital, Polychain Capital, TransLink Capital, Kakao Ventures, Oke Capital.

Vào tháng 10/2020, sau khi thực hiện bản cập nhật Columbus-4 thì blockchain thuộc hệ sinh thái Cosmos này chính thức có Smart contract (hợp đồng thông minh) và xây dựng được hệ sinh thái riêng. Điều này đã giúp giá trị của Luna coin trên thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Tới tháng 9/2021, bản cập nhật Columbus-5 của Terra được tung ra. Cùng lúc đó khoảng 89 triệu đồng Luna đã bị đốt từ Community pool và 1 tỷ USD Luna sau khi đốt được chuyển đổi sang UST để khởi động Ozone, một giao thức bảo hiểm dựa trên thuật toán, giúp cho giá trị của Luna trên thị trường đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Chuyên gia chia sẻ  'Lạm phát' điểm chuẩn đại học

Tính đến đầu tháng 5/2022, giới đầu tư đã đổ lượng tiền Luna tương đương hơn 14 tỷ USD vào Anchor Protocol, một dạng ngân hàng tiền số được Terraform thành lập.

Hai nhà đồng sáng lập Terraform Labs – Daniel Shin và Do Kwon.

Sự sụp đổ của Luna và Terraform

Vào đầu năm 2022, Luna công bố thành lập quỹ Luna Foundation Guard (LFG) với mục tiêu là phòng hộ cho đồng UST bằng Bitcoin. Sau nhiều đợt mua vào, quỹ này có tổng lượng Bitcoin lên tới 3,5 tỷ USD và đặt ra mục tiêu tích luỹ 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, tới 5/2022, “thảm hoạ Luna” bắt đầu xảy ra. Chỉ trong một ngày, giá trị của đồng Luna liên tục biến động khi giảm từ 68 USD xuống 60 USD rồi kết thúc phiên ở 63 USD, khiến cho các nhà đầu tư bắt đầu hoang mang.

Ngay sau đó, số lượng Luna trong Anchor liên tục bị rút giảm từ 14 tỷ USD xuống 7 tỷ USD chỉ sau 2 ngày. Trên hệ sinh thái tổng Terra, con số này giảm từ 32 tỷ USD xuống còn 200 triệu USD khiến nhà đầu tư càng hoảng loạn.

Tới 9/5, quỹ LFG thông báo sẽ sử dụng 1,5 tỷ USD trong ví phòng hộ nhằm ổn định tỷ giá, nhưng giá UST vẫn chỉ trở lại được ở mức 0.98 USD/coin.

Chỉ một ngày sau đó, UST tiếp tục bị mất giá còn 0,67 USD/coin. Mặc dù LFG đã có nhiều động thái thán Bitcoin và kêu gọi các quỹ đứng sau mua UST để ổn định tỷ giá nhưng không thành công. Cuối phiên 10/5, UST chỉ còn 0,29 USD/coin.

Chuyên gia chia sẻ  Ví Bitcoin là gì? Cách tạo và sử dụng ví Bitcoin an toàn

Song song với đó, Luna cũng liên tục rớt giá thảm hại khi giảm từ 63 USD xuống còn 13 USD và “sập giá” ở mức 0,65 USD/coin.

Mặc dù CEO Do Kwon thông báo sẽ tăng lượng cung của Luna để cứu UST và Luna, khiến tổng lượng cung LUNA tăng tới 6.9 nghìn tỷ token và giá giảm xuống 0.0001 USD, nhưng vẫn không thể cứu vãn tình hình.

Sự sụp đổ này đã xoá sổ khoảng 30 tỷ USD tài sản của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các quỹ đầu tư, các sàn giao dịch có niêm yết cặp Luna-UST, và cả các dự án tích hợp Luna-UST.

CEO Do Kwon từng đặt cược 1 triệu USD rằng giá Luna sẽ không giảm dưới 88 USD/coin nhưng thực tế còn tệ hơn.

Thiệt hại trên là một bài học cho các nhà đầu tư về việc chơi tiền điện tử, cho thấy kể cả một coin có nền tảng tốt cũng chưa chắc sẽ bền vững.

Sự việc vẫn chưa dừng lại khi mới đây, Terraform Labs và CEO Do Kwon đang bị điều tra vì cáo buộc gian lận gây thiệt hại hàng triệu USD cho giới đầu tư trong và ngoài nước.

Cơ quan điều tra Hàn Quốc đã phong tỏa hồ sơ thuế của những lãnh đạo chủ chốt trong Terraform Labs và đang trong quá trình làm rõ dòng tiền giữa các công ty liên kết với Terraform Labs, cũng như quá trình phát triển của tiền điện tử Luna và TerraUSD.

Xem thêm >> ‘Cha đẻ’ tiền ảo Luna ‘chạy trốn’ khỏi Singapore sau lệnh bắt giữ của Hàn Quốc

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button