Lý thuyết Tin học 12 Bài 8: Truy vấn dữ liệu (hay, ngắn gọn)
1. Các khái niệm
a) Mẫu hỏi
• CSDL chứa dữ liệu phản ánh toán bộ thông tin về đối tượng cần quản lí.
• Câu hỏi phức tạp, liên quan tới nhiều bảng thì ta dùng tới mẫu hỏi.
• Dùng mẫu hỏi và liên kết, ta có thể thống kê dữ liệu, nhóm và lựa chọn các bản ghi của nhiều bảng.
+ Mẫu hỏi thường được sử dụng để:
+ Sắp xếp các bản ghi
+ Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước
+ Chọn các trường để hiển thị
+ Thực hiện tính toán: tính trung bình cộng, tính tổng, ….
+ Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hoặc mẫu hỏi khác
• Có 2 chế độ làm việc, đó là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
• Kết quả mẫu hỏi cũng đóng vai trò như một bảng
b) Biểu thức
• Để thực hiện các tính toán và kiểm tra các điều kiện, Access có các công cụ để viết các biểu thức, bao gồm toán hạng và phép toán.
• Các phép toán thường dùng:
+ Phép toán số học: +,-,∗,/
+ Phép toán so sánh: <, >, <=,>=,=,<>
+ Phép toán Lôgic: AND, OR, NOT
• Toán hạng trong tất cả các biểu thức có thê là:
+ Tên trường: (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ: [TOAN], [LUONG]
+ Hằng số, ví dụ: 0.1; 1000000,…
+ Hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép, ví dụ: “Nam”, “Nữ”,…
+ Hàm: (sum, avg, …)
c) Các hàm
• Access cung cấp một số hàm thống kê thông dụng áp dụng cho các nhóm, gọi là hàm gộp nhóm:
+ SUM: Tính tổng giá trị số trên trường chỉ định.
+ AVG: Tính giá trị trung bình các giá trị số trên trường chỉ định
+ MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất của các số nằm trên trường chỉ định
+ MAX: Tìm giá trị lớn nhất của các số nằm trên trường chỉ định
+ COUNT: Đêm các ô khác rỗng nằm trên trường chỉ định
• Lưu ý: bốn hàm đầu tiên chỉ thực hiên trên kiểu dữ liệu số.
2. Tạo mẫu hỏi
• Để làm việc với mẫu hỏi, chọn Queries trong bảng chọn đối tượng.
• Có thể tạo mẫu hỏi mới bằng cách dùng thuật sĩ hoặc tự thiết kế. Các bước chính để tạo một mẫu hỏi bao gồm:
+ Chọn dữ liệu nguồn (các bảng và mẫu hỏi khác) cho mẫu hỏi;
+ Chọn các trường từ dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi;
+ Khai báo các điều kiện để lọc các bản ghi cần đưa vào mẫu hỏi;
+ Chọn các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi;
+ Tạo các trường tính toán từ các trường đã có;
+ Đặt điều kiện gộp nhóm.
• Lưu ý: Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước này.
• Có hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
• Trong chế độ thiết kế, ta có thể thiết kế mới hoặc xem hay sửa đổi thiết kế cũ của mẫu hỏi.
• Để thiết kế mẫu hỏi mới, thực hiện một trong hai cách sau:
+ Cách 1: Nháy đúp vào Create query by using wizard.
+ Cách 2: Nháy đúp vào Create query in Design view.
• Để xem hay sửa đổi thiết kế mẫu hỏi, thực hiện:
+ Chọn mẫu hỏi cần xem hoặc sửa.
+ 2. Nháy nút .
• Nội dung của từng hàng gồm có:
+ Field: Khai báo tên các trường được chọn. Đó là các trường sẽ có mặt trong mẫu hỏi hoặc các trường dùng để lọc, sắp xếp, kiểm tra giá trị…
+ Table: Tên bảng chứa trường tương ứng.
+ Sort: Xác định (các) trường cần sắp xếp.
+ Show: Xác định (các) trường xuất hiện trong mẫu hỏi.
+ Criteria: Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. Các điều kiện được viết dưới dạng biểu thức lôgic.
3. Ví dụ áp dụng
• Khai thác CSDL ″Quản lý học sinh″, tạo mẫu hỏi cho biết danh sách học sinh có điểm trung bình các môn trên từ 6.5 trở lên
+ 1. Nháy vào Create query in Design View.
+ 2. Chọn bảng HOC_SINH làm dữ liệu
+ 3. Nháy tất cả các trường đưa vào mẫu hỏi
+ 4. Trong lưới QBE, dòng Criterial, tại các cột Toan, Li, Hoa, Van, Tin gõ: >=6.5
+ 5. Nháy nút để thực hiện và kết thúc.
Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 12 có đáp án hay khác:
- Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 6: Mẫu hỏi trên một bảng hay, chi tiết
- Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 7: Mẫu hỏi trên nhiều bảng hay, chi tiết
- Lý thuyết Tin học 12 Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo hay, chi tiết
- Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 9 (có đáp án): Báo cáo và kết xuất báo cáo
Săn shopee siêu SALE :
- Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
- Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3