Kiến thức

Blockchain là gì? 5 ví dụ về ứng dụng của blockchain trong từng lĩnh vực

Blockchain là một trong những trào lưu công nghệ “hot” nhất hiện tại và thu hút nguồn vốn hàng tỷ đô đổ về mỗi năm. Những công việc trong nhóm ngành blockchain luôn mang lại mức thu nhập nhỉnh hơn so với mặt bằng chung thị trường. Vậy, blockchain là gì? Ứng dụng của blockchain ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ blockchain là gì?

Công nghệ blockchain là gì?

Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian để tạo thành một chuỗi (chain). Mỗi khối trong blockchain sẽ được liên kết với khối trước đó. Các chuỗi khối này chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Nếu giải thích cách blockchain vận hành bằng kiến thức công nghệ thì sẽ rất phức tạp, ít người hiểu, ngoại trừ các chuyên gia IT. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản, blockchain giống một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau. Cuốn sổ này lưu trữ mọi thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

Các thông tin trên cuốn sổ đó cũng sẽ được xác nhận bởi hàng loạt máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung. Sẽ không một cỗ máy nào có khả năng thay đổi, viết đè lên hay xóa dữ liệu trong cuốn sổ cái đó. Nhờ vậy mà các thông tin này được an toàn tuyệt đối. Công nghệ blockchain do đó trở thành công cuộc đắc lực trong việc quản lý và bảo mật thông tin.

Chuyên gia chia sẻ  Cẩm nang đầu tư F0

Blockchain có phải là Crypto?

Rất nhiều người nhầm lẫn hoặc luôn quy chụp công nghệ blockchain là tiền ảo. Điều này gây không ít trở ngại trong việc ứng dụng blockchain tại Việt Nam lẫn toàn thế giới, mặc dù tiềm năng của công nghệ này vô cùng lớn.

Thực tế, blockchain không phải là tiền điện tử/tiền ảo/coin/crypto. Blockchain chỉ là một công nghệ được các dự án này sử dụng để lưu trữ thông tin và phát triển các dịch vụ tài chính của họ. Blockchain có thể tách bạch hoàn toàn với tiền điện tử và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác.

Rất nhiều tổ chức lớn của nước ta đã ứng dụng blockchain trong công việc của họ, như FPT, BIDV, MB, VPBank, Vietcombank, Masan Group, Bảo Việt, AIA,…

Ứng dụng của blockchain

Ứng dụng của blockchain

Tại Việt Nam, công nghệ blockchain được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính (hơn 83%), dịch vụ công cộng (30%), giáo dục (30%),… Đặc biệt, phần lớn startup tài chính đều ứng dụng blockchain. Blockchain giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề an toàn thông tin trong các lĩnh vực này, bao gồm:

1. Ứng dụng blockchain trong Sản xuất – cung ứng

Trong quá trình sản xuất, chúng ta cần một sổ cái để theo dõi quá trình sản xuất, tồn kho, phân phối, chất lượng, thông tin giao dịch … blockchain sẽ cung cấp quyền quản lý, nâng cao hiệu quả và tăng đáng kể năng suất của quản lý chuỗi cung ứng quá trình. Việc kiểm tra được tính xác thực của thông tin sản phẩm có thể ngăn chặn được hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

2. Ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực y tế

blockchain được sử dụng trong quản lý tài sản và lưu trữ thông tin sức khỏe của bệnh nhân, quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng, thanh toán thiết bị y tế và thuốc. Mặc dù có nhiều thiết bị thông minh có thể giám sát các dịch vụ này nhưng vẫn có nhiều hạn chế trong việc bảo mật thông tin cá nhân của bệnh nhân. Do đó, blockchain là sự lựa chọn hàng đầu hiện tại.

Chuyên gia chia sẻ  Số thiên thần là gì? Thông điệp ẩn sau dãy số thiên thần

3. Ứng dụng của blockchain trong giáo dục

Khi blockchain được ứng dụng vào giáo dục, thông tin lưu trữ trên blockchain không chỉ là dữ liệu bảng điểm mà còn là quá trình đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm tuyển dụng của mỗi người. Nhờ đó, blockchain giúp tránh tình trạng ứng viên gian lận trong quá trình xin học bổng, thăng tiến, v.v …;trình bày sai về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỷ luật, v.v.

blockchain còn có thể tự động thực hiện các điều khoản của nội quy đào tạo, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, cải thiện các hạn chế trong quá trình giảng dạy khi cần thiết và học viên có thể đưa ra phản hồi.

4. Ứng dụng của blockchain trong tài chính – ngân hàng

Đặc thù của ngành tài chính ngân hàng rất dễ xảy ra tình trạng tập trung quyền lực, xâm phạm bảo mật dữ liệu người dùng. Công nghệ blockchain hiện nay giúp giải quyết dễ dàng những vấn đề này. Nhờ chức năng hợp đồng thông minh, nó có thể bỏ qua các bên trung gian, tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ giao dịch, hạn chế rủi ro tài chính trong quá trình thanh toán cũng như cải thiện hệ thống quản lý thông tin công nghệ cũ.

5. Ứng dụng của blockchain trong Logistics

Trong vòng đời của một sản phẩm, qua mỗi bước trong chuỗi cung ứng, dữ liệu được tạo ra và được ghi lại dưới dạng các giao dịch, tạo ra lịch sử vĩnh viễn cho sản phẩm. Blockchain chính là công cụ để quản lý kho dữ liệu khổng lồ đó.

Chuyên gia chia sẻ  Trò chơi Đua xe

Blockchain có thể giúp tăng tính hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin về quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sự hao mòn giá trị của sản phẩm tới các bên liên quan. Giải quyết những vấn đề thách thức trong logistics như độ trễ trong giao nhận hàng, mất các giấy tờ, chứng từ, tài liệu, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng, cùng các lỗi khác trong quá trình chuyển giao giữa các thành viên liên chuỗi

Ngoài những ngành tiêu điểm trên, blockchain còn góp mặt trong các lĩnh vực Thương mại điện tử, du lịch, năng lượng. Thậm chí, blockchain còn được chính phủ lên kế hoạch khai thác để phục vụ công tác quản lý, bảo mật thông tin điện tử của người dân. Sớm thôi, bạn sẽ được nghe về blockchain trên các bản tin chính thống với tần suất cao hơn rất nhiều.

Nhìn chung, tiềm năng của blockchain là vô cùng lớn, đủ để tất cả các nước trên thế giới đều đang “chạy đua” trong quá trình ứng dụng blockchain. Với tốc độ phát triển và cập nhật công nghệ hiện tại, không ngoa khi nói rằng blockchain sẽ nở rộ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Ngay từ bây giờ, việc tìm hiểu về blockchain nói riêng cũng như tất cả các công nghệ của chuyển đổi số nói chung là điều cần thiết cho mọi cấp nhân viên.

Có thể bạn quan tâm:

  • Điện toán đám mây (Cloud computing) là gì? Ứng dụng ra sao?
  • AI là gì? Sức mạnh của AI mang lại cho doanh nghiệp
  • Machine Learning là gì? ứng dụng của Machine Learning

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button