USDT là gì? Có nên đầu tư đồng USDT hay không?
Cùng với các đồng tiền số có sức hút mạnh mẽ như Bitcoin, Ethereum, Ripple,… USDT hay Tether cũng được biết vì khả năng dễ tiếp cận và tiềm năng tăng trưởng ổn định. Vậy USDT là gì? Nó có vai trò gì đối với thị trường tài chính? Có nên đầu tư vào loại tiền này không? Cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
USDT là gì?
USDT hay US Dollar Tether là loại tiền kỹ thuật số, có khả năng phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ (USD). Có thể nói, USDT là stablecoin phổ biến nhất trên thị trường, được hỗ trợ 100% bằng tài sản thực tế trong quỹ dự trữ. Ý tưởng đằng sau đồng USDT là tạo ra một loại tiền mã hóa ổn định, được sử dụng như đồng đô la kỹ thuật số.
Thực tế, USDT có nhiều điểm tương đồng với Bitcoin, Ethereum và các loại tiền ảo khác. Nhà đầu tư có thể giao dịch, lưu trữ và chi tiêu USDT trên nhiều ví tiền ảo.
Vai trò của đồng USDT là gì?
Kể từ khi ra mắt, USDT trở thành stablecoin được sử dụng nhiều nhất thế giới. Dưới đây là những vai trò nổi bật của đồng tiền này:
- USDT có thể giúp chống lại sự biến động của thị trường tiền ảo nhờ tính ổn định và tính thanh khoản cao.
- Đồng USDT giúp việc lưu trữ, giao dịch tiền được dễ dàng hơn. Theo đó, nhà đầu tư sẽ được cung cấp một đồng tiền ổn định thay cho bitcoin. Đây là giải pháp thay thế cho các giao dịch và kiểm toán ví không an toàn hiện nay.
Giá đồng USDT hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, giá 1 USDT = 1 USD. Mặc dù vẫn mang tính chất của đồng tiền ảo và chịu những biến động nhất định của thị trường nhưng sự tăng/giảm sẽ không nhiều (dao động 0.98 – 1.1 USD).
Loại tiền này không thể đào được như đồng BTC hay ETH,…
Cách thức hoạt động của Tether USD
Trên nền tảng Blockchain, USDT hoạt động dựa trên Omni Platform, có nghĩa đồng tiền này được neo theo một đồng tiền thực khác là USD. Về bản chất, Tether được duy trì và gắn vào một tài sản thế chấp. Bởi vậy khi giao dịch bằng Tether, nó sẽ được quy đổi sang tiền USD và số tiền USDT tương ứng. Bằng cách này sẽ giúp cho tổng số USDT được phát ra trên thị trường bằng số USD được ký gửi thực tế trên hệ thống.
Dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung cách thức hoạt động của Tether USD qua các bước sau:
- Bước 1: Người dùng gửi tiền USD vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited.
- Bước 2: Tether sẽ gửi tiền vào tài khoản của người dùng một lượng USDT tương ứng với số tiền mà người dùng đã chuyển.
- Bước 3: Người dùng thực hiện các giao dịch mua bán các USDT trên sàn giao dịch.
- Bước 4: Khi không giao dịch, người dùng có thể rút lại tiền pháp định thông qua việc chuyển đổi Tether token (USDT) từ nền tảng Tether ban đầu.
- Bước 5: Tether sau khi chuyển lại tiền pháp định cho người dùng sẽ hủy số USDT đó vĩnh viễn.
Có nên đầu tư đồng USDT không?
Khi hiểu khái niệm “USDT là gì” bạn sẽ thấy, sự xuất hiện của các “đối thủ” cùng hệ stablecoin như: DAI, USDC,… đã khiến cơ hội đầu tư sinh lời vào đồng USDT bị ảnh hưởng. Trước khi “xuống tiền” bạn nên cân nhắc kỹ càng dựa trên các ưu và nhược điểm sau:
Những ưu điểm của đồng USDT
- Thời gian giao dịch nhanh chóng: Thông thường, các giao dịch quốc tế truyền thống sẽ mất từ 2 – 5 ngày làm việc để tiền có thể đến với bên nhận. Tuy nhiên, đồng USDT cho phép nhà đầu tư giao dịch linh hoạt chỉ trong vài phút, tất cả đều được thực hiện online trong mọi khung giờ trong ngày.
- Chi phí giao dịch thấp: Hiện nay, phí giao dịch tại các ngân hàng truyền thống thường khá cao. Đặc biệt khi chuyển tiền quốc tế, người giao dịch sẽ mất thêm khoản phí chuyển đổi ngoại hối và phí chuyển khoản. Ngược lại khi giao dịch bằng đồng USDT, bạn sẽ tránh được nhiều khoản phí đắt đỏ vừa nêu.
- Ổn định giá: Tether coin luôn giữ được sự ổn định bởi chúng được quy đổi ngang bằng với giá trị đồng USD. Do đó, việc nắm bắt thời điểm thích hợp để tích trữ đồng USDT sẽ là cách tránh thua lỗ so với các đồng nhiều biến động như Bitcoin, Ethereum,…
- Tiếp cận dễ dàng: Thực tế, những người không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể có thể giao dịch, lưu trữ và chi tiêu USDT trên bất cứ ví điện tử Omni Layer nào.
Nhược điểm
- Nguy cơ đánh cắp thông tin: Tất cả các giao dịch gửi và rút đồng USDT đều có thể thực hiện ẩn danh mà không phải cung cấp giấy tờ cá nhân để xác nhận thông tin tài khoản. Do đó, đây có thể là kẽ hở để nhiều tội phạm mạng xâm nhập.
- Lợi nhuận không đáng kể: Thực tế, biến động đồng USDT khá nhỏ (thường dao động 0.0001 – 0.0005). Bởi vậy khó mà coi USDT là khoản đầu tư để sinh lời.
Hậu quả khi đồng USDT sụp đổ là gì?
Thực tế, việc sụp đổ của một đồng tiền là rất khó, tuy nhiên thị trường tiền mã hóa vẫn luôn tiềm ẩn vô vàn những rủi ro, sự sụp đổ của một đế chế là điều có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Ví dụ: Three Arrows Capital – một quỹ đầu tư mạo hiểm đã trải qua hai mùa biến động thị trường tiền mã hóa đã bị sụp đổ một cách nhanh chóng mà không nhiều người lường trước được. Giả thiết đặt ra nếu đồng USDT sụp đổ có thể gây ra những hậu quả như:
- Tiền mã hóa không còn tính thanh khoản khiến bên giao dịch sẽ kết thúc và các sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ phá sản.
- Các đồng coin trong hệ sinh thái stablecoin sẽ tăng giá nhanh chóng. Điều này dễ hiểu khi việc quy đổi từ USDT sang coin cùng hệ thống là tương đối dễ dàng.
- Những đồng tiền khác như BTC, ETH, ETC,… có khả năng biến động mạnh.
Thực tế khi so sánh việc đầu tư sinh lời từ thị trường chứng khoán với một số đồng tiền ảo như USDT, chứng khoán đang hấp dẫn hơn. Nhà đầu tư có thể mở tài khoản và tham gia thị trường ngay tại địa chỉ này.