Telegram là gì? Khám phá ngay ưu và nhược điểm của Telegram
Trong vô vàn các ứng dụng nhắn tin nổi tiếng như Zalo, Messenger, Snapchat hay WhatsApp…Telegram là ứng dụng được nhiều người đón nhận thời gian gần đây. Vậy ứng dụng Telegram là gì? Có ưu nhược điểm như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé!
Telegram là gì?
Telegram là một ứng dụng nhắn tin tập trung vào tốc độ và bảo mật. Nó cung cấp một giao diện đơn giản, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể sử dụng Telegram trên nhiều thiết bị cùng lúc, các cuộc trò chuyện sẽ được đồng bộ trên tất cả các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop. Với Telegram, bạn có thể gửi tin nhắn, hình ảnh, video, tệp (mọi thứ từ doc, zip đến mp3)… Ngoài ra, bạn còn có thể tạo nhóm lên đến 200.000 người hoặc tạo kênh để truyền tải nội dung đến số lượng người dùng không giới hạn. Việc gửi tin nhắn đến các số điện thoại trong danh bạ của mình và tìm mọi người bằng tên người dùng của họ cũng hết sức dễ dàng.
Ưu và nhược điểm của Telegram
Ưu điểm
-
Mã hóa đầu cuối: Khi sử dụng Telegram với chế độ trò chuyện bí mật (Secret Chat), thông tin liên lạc của bạn sẽ được mã hóa toàn bộ từ đầu đến cuối, giúp cho việc liên lạc về cơ bản là hoàn toàn an toàn.
-
Tin nhắn tự xóa: Tin nhắn bí mật có thể được cài đặt tự xóa sau một khoảng thời gian nhất định. Việc này giúp thông tin an toàn hơn, tương tự như các ứng dụng như Instagram và Messenger.
-
Chỉnh sửa tin nhắn đã gửi: Lỗi chính tả hoặc nhắn nhầm nội dung là điều rất phổ biến, nhưng đối với một số tin nhắn quan trọng, như gửi cho sếp, bạn hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra. Để chỉnh sửa tin nhắn trong Telegram, hãy nhấn giữ tin nhắn bạn muốn thay đổi, sau một vài giây, menu sẽ xuất hiện, nhấp vào nút Chỉnh sửa và bạn có thể thay đổi nội dung dễ dàng. Người nhận nhìn thấy một thông báo xuất hiện trên màn hình nhưng không thể xem tin nhắn gốc.
-
Hỗ trợ các cuộc trò chuyện nhóm lớn: Khi bạn dùng Telegram bạn có thể thêm tối đa 200.000 người dùng vào một nhóm trên ứng dụng này. Trong khi đó, kích thước tối đa của 1 nhóm WhatsApp là 256, so với 200.000 với 256 thực sự không là gì cả. Mặc dù rất ít người dùng sẽ làm điều đó nhưng sẽ có nhiều trường hợp điều này sẽ rất cần thiết.
-
Kích thước tệp lớn: Telegram hỗ trợ tệp đính kèm có kích thước lên đến 2 GB. Đây là điều mà Telegram gần như vượt trội hơn tất cả các ứng dụng nhắn tin khác chẳng hạn Skype giới hạn tệp ở 300 MB và WhatsApp chỉ ở 16 MB.
-
Dịch vụ đám mây: Telegram có dịch vụ đám mây giúp lưu trữ tin nhắn, ảnh, video và tài liệu với không gian lưu trữ lớn. Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình trên bất cứ thiết bị nào mọi lúc mọi nơi mà không cần dựa vào bản sao lưu của bên thứ ba. Tất cả nội dung phương tiện trò chuyện sẽ lưu trữ trong bộ nhớ đám mây.
Nhược điểm
-
Cơ sở người dùng hạn chế: Mặc dù Telegram đã đạt tới con số vài trăm triệu người dùng hoạt động hàng tháng, nhưng con số này ít hơn đáng kể so với hơn một tỷ người dùng đang hoạt động trên WhatsApp hoặc Messenger. Điều đó có nghĩa là bạn bè và những người bạn cần liên lạc có xu hướng không sử dụng ứng dụng này, do đó gây hạn chế trong việc liên lạc.
-
Thông báo người dùng mới có thể xâm phạm quyền riêng tư: Một trong những lý do chính để nhiều người sử dụng Telegram là khả năng gửi tin nhắn một cách an toàn và riêng tư. Tuy nhiên khi bắt đầu sử dụng ứng dụng, các liên hệ có trong danh bạ của bạn sẽ nhận được thông báo, điều đó làm cho quyền riêng tư không được đảm bảo
-
Nơi tập hợp những người chống phá và thù địch: Khi các dịch vụ truyền thông xã hội lớn ra sức chống lại các nhóm âm mưu và thù địch khác, Telegram đã trở thành ứng dụng hấp dẫn cho các nhóm này do chính sách bảo mật được cải thiện và nội dung được phép. Mặc dù đội ngũ kỹ thuật Telegram đã tăng cường vô hiệu hóa các tài khoản của nhóm cực đoan và thù địch nhưng số lượng đó không đáng kể. Nền tảng này cần có hành động quyết liệt hơn nữa.
Mặc dù có những nhược điểm nhưng chắc chắn phải nói rằng Telegram là một ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí tuyệt vời. Nếu các nhà quản lý cải tiến Telegram nhiều hơn trong tương lai, nó sẽ còn hoàn hảo hơn nữa.