Ví Bitcoin – Wallet là gì? 4 khái niệm cần biết trước khi sử dụng
Ví Bitcoin – Wallet là gì??
Khái niệm
Ví Bitcoin là nơi bạn có thể lưu trữ số BTC mà bạn kiếm được. Nó được tạo thành từ nhiều khóa công khai (public key) và khóa cá nhân (private key) giúp cho bạn thực hiện các giao dịch và truy cập vào số tiền của mình.
Xem thêm: Ví Crypto và những điều phải biết để tránh mất tiền oan
Khóa công khai (public key)
Hay còn được gọi là địa chỉ ví Bitcoin, nó hoạt động giống như số tài khoản ngân hàng và mã sắp xếp (sort code) trên tấm thẻ ngân hàng của bạn vậy. Một ví có thể có nhiều địa chỉ ví được tạo ra từ khóa công khai. Bạn hoàn toàn có thể cung cấp địa chỉ ví này cho người khác để họ có thể chuyển Bitcoin đến bạn.
Khóa cá nhân (private key)
Nó hoạt động giống như mã số PIN cho thẻ ngân hàng của bạn, bạn là người duy nhất nắm giữ nó. Một ví chỉ có một khóa cá nhân duy nhất nên hãy đặc biệt lưu ý rằng không giống như thẻ ngân hàng, nếu bạn quên mã PIN vẫn có thể lấy lại được, còn đối với ví BTC nếu bạn quên hoặc đánh mất khóa cá nhân đồng nghĩa với việc bạn đã tự tay đánh mất số BTC của mình, không cách nào lấy lại được.
Ví Bitcoin hoạt động ra sao?
Bitcoin của bạn không thực sự được lưu trữ trong ví theo nghĩa đen như việc tiền mặt được giữ trong ví vật lý. Hiểu theo cách khác, bạn không thật sự nắm giữ BTC, mà chỉ đang nắm giữ các khóa cá nhân và công khai của chiếc ví mà bạn tạo ra, chúng cho phép bạn truy cập vào số BTC của mình và thực hiện việc gửi và nhận tiền điện tử bằng cách tuân theo các giao thức Bitcoin.
Ví dụ về địa chỉ ví và khóa cá nhân của một tài khoản ví BTC
Như bạn có thể thấy trong hình trên, đặc điểm của 1 địa chỉ ví Bitcoin đó là nó sẽ được tạo thành bởi 1 dãy gồm 34 ký tự ngẫu nhiên, và bắt đầu bằng số “1”, số “3”, hoặc “bc1” tùy theo định dạng địa chỉ ví BTC. Hiện tại có 3 định dạng phổ biến nhất:
-
Loại P2PKH bắt đầu bằng số 1, ví dụ: 1BvBMSEYstWetqTFn5Au4m4GFg7xJaNVN2
-
Loại P2SH bắt đầu bằng số 3, ví dụ: 3J98t1WpEZ73CNmQviecrnyiWrnqRhWNLy
-
Loại Bech32 bắt đầu bằng bc1, ví dụ: bc1qar0srrr7xfkvy5l643lydnw9re59gtzzwf5mdq
Việc của bạn đơn giản chỉ là sao chép địa chỉ ví Bitcoin của mình và gửi cho người khác để họ có thể thực hiện chuyển BTC đến bạn.
Ví dụ cách chuyển BTC đến địa chỉ ví khác trên sàn remitano.com
2 loại ví Bitcoin phổ biến hiện nay [Cập nhật 2020]
Đến đây, chắc chắn bạn đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất về ví Bitcoin rồi phải không nào? Vậy hiện tại có bao nhiêu loại ví Bitcoin? Ưu nhược điểm của chúng là gì? Đâu là loại ví phù hợp nhất với nhu cầu của bạn? Đây có lẽ là những câu hỏi bạn đang quan tâm!
Chắc hẳn bạn đã được nghe nói đến 2 loại ví: nóng và lạnh rồi phải không nào? Hiểu đơn giản ví nóng là loại ví trực tuyến (online) yêu cầu kết nối internet, và ngược lại ví lạnh là loại ví ngoại tuyến (offline), cách ly hoàn toàn với mạng internet. Đây là 2 cách phân chia ví BTC đơn giản nhất, tuy nhiên đối với từng dạng online và offline lại có nhiều hình thức để tạo ví BTC khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay đó là những hình thức nào và ưu nhược điểm của chúng nhé!
#1. Ví online
Ví Bitcoin online được cung cấp bởi các sàn giao dịch tiền điện tử như: Binance, Poloniex, Remitano,… hoặc các trang web dịch vụ lưu trữ ví như: Blockchain.info
Hướng dẫn tạo và sử dụng ví Bitcoin trên Blockchain
Đối với các sàn tiền điện tử như Remitano, bạn chỉ cần tạo một tài khoản trên sàn, sau đó đăng nhập vào tài khoản của bạn. Tại mục “bảng điều khiển”, hãy chọn “Ví”, giao diện ví tiền của bạn sẽ trông như hình bên dưới. Tại đây, bạn không chỉ có mỗi ví Bitcoin, mà bạn còn có sẵn cả ví USDT, Ethereum, Bitcoin Cash, Litecoin, Ripple, thuận tiện cho bạn nạp và rút tiền điện tử bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, còn có các loại ví phần mềm bạn có thể cài đặt trực tiếp lên thiết bị điện thoại, máy tính và máy tính bảng. Và dĩ nhiên dù bạn có cài đặt lên thiết bị cá nhân của mình thì khi sử dụng chúng, bạn vẫn cần phải kết nối mạng Internet. Một số loại ví phần mềm bạn có thể tham khảo như: Exodus, Jaxx, Blockchain, Bitcoin wallet
Xem thêm: Blockchain không khó hiểu như bạn tưởng đâu
Vậy ưu, nhược điểm của các loại ví online này là gì?
#2. Ví offline
Ví giấy: hiểu đơn giản đó chỉ là một tờ giấy đã được in địa chỉ ví và tài khoản cá nhân của bạn. Trong ví giấy có sẵn mã QR code, bạn có thể quét mã này để sử dụng ví điện tử trực tiếp, và duyệt các hoạt động chuyển tiền bình thường. Một số trang web cho phép bạn tạo ví giấy: MyEtherWallet, bitaddress.org,…
Ví cứng: Đây có thể được xem là loại ví an toàn và bảo mật nhất. Cũng giống như ví giấy, ví cứng hoàn toàn ngắt kết nối với internet. Tuy nhiên, mức độ bảo mật của ví cứng cao hơn hẳn vì khi thực hiện giao dịch bằng ví cứng, bạn được yêu cầu phải xác thực giao dịch bằng cách tự ấn vào 1 nút trên thiết bị, nút này là thứ mà các hackers không thể nào dò tìm ra được. Một số ví cứng thông dụng hiện nay như: Ledger Nano X, Trezor, Keep Key
Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của 2 loại ví này qua bảng bên dưới!
Ví BTC và các sai lầm ngớ ngẩn tốn kém nhất trong lịch sử
Có câu nói thế này: “Đừng sợ sai lầm, miễn là bạn đừng mắc cùng một sai lầm 2 lần.”
Đối với “lính mới” việc phạm sai lầm là một chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn không bao giờ mong muốn phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn để đánh bay số BTC mà mình khó khăn kiếm được đâu nhỉ? Vậy, thay vì rút kinh nghiệm từ bài học xương máu của bản thân, chi bằng hãy cùng nghiên cứu các sai lầm thường phạm phải của những “kẻ tay mơ” khi sử dụng ví BTC để tránh những sai lầm tương tự cho bản thân.
Peter Schiff nhầm mã pin với mật khẩu ví Bitcoin
Peter David Schiff là một nhà hoạt động tự do người Mỹ, nhà kinh tế học, môi giới chứng khoán, nhà bình luận tài chính. Mới đây, vào ngày 23/01, ông đã đăng 1 tweet về sai lầm “đắt giá” của việc nhầm lẫn giữa mã PIN với mật khẩu ví Bitcoin.
“Bí ẩn #Bitcoin của tôi đã được tìm ra. Tôi nhầm mã pin với mật khẩu. Khi Blockchain cập nhật ứng dụng của họ, tôi đã bị đăng xuất. Tôi đã cố gắng đăng nhập lại bằng mã pin, đây là ‘mật khẩu’ duy nhất mà tôi biết hoặc sử dụng. Tôi cũng không bao giờ tạo một bản sao lưu cụm từ hạt giống (seed phrase – một loạt các từ được sử dụng để tạo ra khóa chung và khóa cá nhân). Thành thật đó là một sai lầm đắt giá!”
Monty Munford mất trắng 30.000 USD vì lưu khóa cá nhân vào thư mục nháp trong Gmail
Monty Munford – nhà báo của đài BBC đã chia sẻ câu chuyện vô cùng thấm thía của mình về việc đánh bay 30.000 USD Ethereum. Anh đã hold đồng Ethereum này từ đầu năm 2017 như một khoản đầu tư dài hạn cho kế hoạch nghỉ hưu của mình. Đến cuối năm 2017 khi anh kiểm tra tài khoản, thì số tiền điện tử đó đã không cánh mà bay. Nguyên nhân chính bởi vì anh đã lưu private vào mục nháp trong Gmail của mình và hacker đã hack thành công tài khoản email của Munford, hoặc máy tính của anh đã bị nhiễm phần mềm độc hại (malware), khiến cho mọi hoạt động cá nhân đều bị theo dõi.
Nhập sai chi phí, số tiền giao dịch, địa chỉ ví nhận
Blockchain.info đã ghi nhận trường hợp 1 người dùng đã trả khoản phí giao dịch là 80,98 BTC cho một giao dịch trị giá chỉ 0,0125 BTC.
Ví dụ nhập sai phí giao dịch trên Blockchain.info
Hay một trường hợp thực tế khác, vào ngày 12/09/2019 Keith Mali Chung, người có bí danh “Bò bự Bitcoin của Châu Phi”, đã nhận được 7,8 BTC (79.349 đô la tại thời đó) bị gửi nhầm vào ví của anh. Tuy nhiên, anh đã thực hiện một hành động vô cùng tốt bụng đó là đăng thông báo trên twitter của mình để tìm ra chủ nhân của số BTC này và gửi trả lại.
“Tôi đã nhận được một lượng lớn BTC từ một người gửi không biết danh tính và chắc chắn đây là sự nhầm lẫn từ người mà tôi đã từng giao dịch với họ trước đó. Vui lòng inbox trực tiếp cho tôi thời gian giao dịch, địa chỉ ví của bạn và các con số chính xác bạn đã gửi. Cảm ơn, vui lòng retweet.”
Đây chắc chắn là một hành động cao đẹp và hiếm gặp trong thế giới Crypto. Nếu bạn gặp sai lầm tương tự, chưa chắc bạn đã đủ may mắn để tìm lại số BTC đã mất của mình. Vì vậy, từ những câu chuyện thực tế kể trên, bạn hãy luôn ghi nhớ phải kiểm tra thật kỹ số tiền giao dịch, địa chỉ ví người nhận, và chi phí giao dịch trước khi nhấn gửi đi. Hãy thường xuyên sao lưu cụm từ hạt giống (seed phrase) và private key của mình, và nhớ lưu ý lưu trữ chúng ở những nơi an toàn, tốt nhất là ở các thiết bị ngoại tuyến.
Bảo mật của ví Bitcoin – Wallet là gì?
Đến đây có lẽ nhiều người đang có suy nghĩ sử dụng ví Bitcoin có nhiều “rủi ro tiềm tàng” như thế thì mình có nên đầu tư vào Bitcoin không nhỉ? Tuy nhiên, bạn có thể thấy rõ các vấn đề xảy đến với ví Bitcoin của bạn là do 2 nguyên nhân chính: bị Hacker tấn công, và sơ xuất từ bản thân, và có thể khắc phục chúng bằng 4 cách đơn giản dưới đây!
Cách 1: Tối ưu hóa mật khẩu.
Đây là điều được nhắc đi nhắc lại trong các bài viết bảo mật của Remitano. Hãy luôn lưu ý tạo mật khẩu mạnh trên 10 ký tự, có kèm cả số, ký tự, chữ viết thường và viết hoa bạn nhé!
Đọc thêm bài viết: “Cười không nhặt được mồm” với bộ ảnh Bảo mật giao dịch tiền điện tử! để biết cách làm thế nào để tạo và quản lý mật khẩu một cách tối ưu nhất!
Cách 2: Cài đặt xác thực 2FA.
Đối với các dạng ví online hiện tại, hầu hết đều sẽ có tích hợp tính năng xác thực 2FA, bạn hãy lưu ý kích hoạt tính năng này trên các trang web, ứng dụng,… mà bạn đang sử dụng để tạo ví BTC nhé!
Cách 3: Sao lưu ID ví, mật khẩu đăng nhập, cụm từ hạt giống (seed phrase), khóa cá nhân (private key).
Giống như các trường hợp thực tế phía trên, bạn đừng quá tin tưởng vào trí nhớ của mình, cẩn thận không bao giờ là thừa, hãy sao lưu toàn bộ những dữ liệu quan trọng này lại và giữ chúng ngoại tuyến.
Cách 4: Đừng bỏ tất cả trứng vào cùng 1 giỏ!
Hãy chia nhỏ số BTC của bạn ra và sử dụng đồng thời nhiều loại ví khác nhau để giảm thiểu tổn thất nếu trường hợp xấu nhất xảy đến.
Một số câu hỏi thường gặp về ví Bitcoin – wallet là gì?
Bạn có thể tạo nhiều ví Bitcoin không?
Có thể tạo nhiều ví cùng một lúc. Bitcoin sẽ không giới hạn số lượng ví mà bạn tạo ra. Khi tạo ví, mỗi tài khoản ví sẽ cung cấp 1 mã Passphrase hay Private Key riêng biệt, bạn phải giữ chúng thật cẩn thận để tránh lộ thông tin của tài khoản ví.
Xem thêm: Tiền điện tử là gì? Sự khác nhau giữa tiền điện tử và tiền pháp định (Fiat).
Bạn có thể lưu trữ loại token khác trên ví Bitcoin (wallet là gì) không?
Không thể lưu trữ token khác trên ví Bitcoin. Bạn chỉ được phép lưu loại đồng BTC trên ví Bitcoin.
Khi thực hiện giao dịch đồng BTC có mất phí không?
Cần có phí giao dịch BTC. Bạn sẽ cần có một số phí để duy trì nền tảng Blockchain để xác nhận các giao dịch, chi phí sẽ được tính bằng đồng BTC.
Bạn có nên lưu trữ BTC Token trên ví Bitcoin thông qua Coin98 Wallet không?
So với thực tế thì Coin98 Wallet là loại ví Non-custodial, cho phép tất cả các người sở hữu kiểm soát các tài sản của mình và không ai có quyền truy cập vào tài khoản của bạn. Ngoại trừ bạn có được thông tin Passphrase hoặc Private Key, không nên chia sẻ điều này cho ai khác.
Kết luận
Trên đây là 4 cách đơn giản nhất mà nên bạn nên ghi nhớ để bảo vệ tốt số tiền mà bạn giao dịch được. Đồng thời, để chọn cho mình loại ví phù hợp bạn nên cân nhắc nhu cầu hiện tại của bạn là gì? Nếu bạn giao dịch với số lượng nhỏ hoặc giao dịch thường xuyên thì nên chọn cho mình một chiếc ví online, còn nếu bạn không có nhu cầu giao dịch thường xuyên, như hold dài hạn thì ví offline như ví giấy là một sự lựa chọn không tồi, bạn vẫn có thể nhận tiền gửi từ người khác bất cứ lúc nào.
Vậy, đâu là loại ví Bitcoin mà bạn đang sử dụng? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm quản lý ví của mình, hoặc bạn có lời khuyên nào cho người mới bước chân vào con đường trade coin lựa chọn 1 hình thức ví phù hợp cho họ hay không? Hãy chia sẻ với cộng đồng yêu Crypto tại Remitano ngay dưới bài viết này nhé!
Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ các bài viết trên Forum Remitano.
Chúng tôi hy vọng với nội dung được chắt lọc và tổng hợp có hệ thống sẽ giúp bạn dễ dàng bắt đầu giao dịch tiền điện tử ngay hôm nay. Remitano hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một kênh đầu tư Crypto an toàn và nhanh chóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình giao dịch, hãy tham khảo thêm thông tin hỗ trợ khách hàng hoặc liên hệ ngay với chúng tôi thông qua chatbox bên dưới. Đội ngũ hỗ trợ Remitano sẵn sàng trả lời bạn 24/7.