Kiến thức

Giá Stellar

Stellar là một giao thức thanh toán mã nguồn mở và phi tập trung cho phép các hệ thống tài chính trên thế giới cộng tác trên cùng một mạng duy nhất. Là blockchain Layer 1, giao thức này cho phép người dùng tạo, gửi và giao dịch các đại diện số của cả tiền mã hoá và tiền pháp định. Hơn nữa, Stellar còn cung cấp tài liệu, công cụ và sự hỗ trợ cần thiết để xây dựng các dự án riêng trên Stellar cho các nhà phát triển. Stellar đã xử lý hơn 2 tỷ giao dịch kể từ khi thành lập.

Không như Bitcoin, vốn sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (Bằng chứng công việc) hoặc Cardano (ADA), sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần), Stellar hoạt động bằng thuật toán Thỏa thuận Byzantine Liên bang (FBA). Chẳng hạn, thuật toán FBA cho phép Stellar xử lý giao dịch nhanh hơn và giá cả phải chăng hơn mà không cần tới sức mạnh tính toán mạnh mẽ vốn cần có đối với blockchain Bitcoin. Mỗi nút trong mạng Stellar sẽ chọn ra một tập hợp các nút đáng tin cậy và giao dịch chỉ được coi là được chấp thuận khi toàn bộ nút trong tập hợp này chấp thuận. Quá trình này ngắn và hiệu quả hơn nhiều so với nhiều giải pháp thay thế, giúp mạng Stellar cực kỳ nhanh. Mọi người tin rằng Stellar có thể xử lý hơn 1.000 giao dịch/giây. Ngoài ra, các giao dịch trên mạng Stellar có giá rất phải chăng. Phí được cố định ở mức 0,00001 XLM/giao dịch.

Stellar cũng có sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là StellarX, có thể dùng để giao dịch mọi loại tiền mã hóa và tài sản truyền thống như bạc, vàng, v.v.. Sự phát triển và tăng trưởng liên tục của mạng Stellar được giám sát bởi một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2014 có tên là Stellar Development Foundation (SDF). Tổ chức này hợp tác chặt chẽ với Stellar để giúp thị trường trở nên cởi mở hơn, tiền tệ linh hoạt hơn và trao quyền cho mọi người. SDF hỗ trợ duy trì cơ sở mã của Stellar, hỗ trợ các cộng đồng được xây dựng dựa trên mạng này, cũng như thay mặt Stellar phát biểu với các tổ chức và cơ quan quản lý.

Chuyên gia chia sẻ  OPTION là gì?

Token tiện ích gốc của Stella – XLM – phục vụ ba chức năng chính: phí giao dịch, quản lý tài khoản và thúc đẩy hệ thống thanh toán Stellar. XLM thường được dùng làm cầu nối để giảm chi phí giao dịch quốc tế. Nhiều tổ chức trên toàn thế giới – từ các công ty khởi nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn – đều sử dụng Stellar trong các dự án của họ. Nền tảng này giúp họ thâm nhập vào các thị trường mới và chuyển tiền trên toàn cầu mà không gặp rắc rối. Các tổ chức này bao gồm MoneyGram, Circle, Securrency, Settle, SatoshiPay, ClickPesa, v.v.

Stellar hoạt động như thế nào?

Giao thức Stellar nhanh chóng biến mọi tài sản có giá trị thành XLM, rồi thành đồng tiền của người nhận trong vài giây. Stellar cho phép tạo tài sản kỹ thuật số đại diện cho tiền hoặc tài sản, cho phép giao dịch miễn phí, tất toán, nhận tiền và giao dịch theo thị trường. Minh họa chính là USD Coin (USDC), một stablecoin được neo vào đồng đô la, được tạo thông qua giao thức Stellar. Quá trình này liên quan đến các neo giá, thực thể tạo điều kiện cho việc chuyển giá trị giữa Stellar và hệ thống ngân hàng truyền thống theo cả hai hướng.

Đây là những kết nối an toàn giữa Stellar và các hệ thống thanh toán khác. Điểm neo có thể cung cấp nhiều dịch vụ tài chính khác nhau cho người dùng, như tạo mạng lưới quy đổi qua lại và phát hành tài sản. Họ giữ ví có số dư XLM và tiền pháp định để hỗ trợ trao đổi tiền tệ một cách đơn giản trên Stellar. MoneyGram (Quốc tế), Settle Network (Mexico, Argentina và Brazil), Bitso (Mexico), Chronos (Argentina), Cowrie (Nigeria), Tempo (Châu Âu) và Stablecorp (Canada) là một vài điểm neo nổi tiếng trên Stellar.

Chuyên gia chia sẻ  The Ethereum address format and why it matters when using MetaMask

Stellar sử dụng Giao thức đồng thuận Stellar (SCP) mới được sáng tạo bởi Nhà khoa học chính của dự án, David Mazieres, vào năm 2015. Cơ chế đồng thuận này triển khai Thỏa thuận Byzantine Liên kết (FBA), mà Ripple đã tiên phong. Theo SCP, một nhóm các nút đáng tin cậy được chọn thường xuyên thông qua cơ chế biểu quyết sẽ chịu trách nhiệm xác thực giao dịch và thêm khối mới. Bất kỳ ai cũng có thể điều hành một nút và mỗi nút sẽ biểu quyết cũng như đóng góp vào việc lựa chọn một nhóm các nút đáng tin cậy cho công việc. SCP đảm bảo các giao dịch rẻ hơn được xử lý trong vài giây nhờ bốn đặc tính chính căn bản của mình: độ tin cậy linh hoạt, kiểm soát phi tập trung, bảo mật tiệm cận và độ trễ thấp.

Giá và tokenomics của XLM

100 tỷ token XLM đã được tạo ra tại thời điểm Stellar ra mắt vào tháng 7/2014. Hai tỷ đã được bán và phân bổ trước trong vòng hạt giống riêng được tổ chức trước đó vào tháng 5/2014. Chúng được mua lại bởi nhà sáng lập Stellar là Jed McCaleb và giám đốc điều hành của Stripe là Patric Collison, với giá $3 triệu. Mục đích là cung cấp funding hạt giống cho việc thành lập Quỹ phát triển Stellar (SDF).

Giữa sự ra mắt của Stellar và cuộc biểu quyết của cộng đồng được tổ chức vào tháng 10/2019, nguồn cung của XLM đã tăng với tỷ lệ lạm phát hàng năm là 1%. Cơ chế lạm phát đã bị loại bỏ sau cuộc biểu quyết năm 2019 và hơn một nửa nguồn cung tối đa của token đã bị đốt và bị loại khỏi lưu thông. Từ thời điểm đó trở đi, họ cũng quyết định không tạo thêm XLM nữa. Lượng cung tối đa mới của XLM ở mức hơn 50 tỷ token. Tính đến thời điểm viết bài, SDF nắm giữ gần 60% tổng lượng cung XLM. Lượng này sẽ được dùng để phát triển và quảng bá mạng Stellar và sẽ dần đi vào lượng cung đang lưu thông theo thời gian.

Chuyên gia chia sẻ  Tiền ảo Pi biến động thế nào sau hai tuần 'lên sàn'

Giới thiệu về nhà sáng lập

Jed McCaleb và Joyce Kim thành lập Stellar. McCaleb đã thành lập sàn giao dịch tiền mã hoá Mt. Gox trước khi tham gia vào Stellar. Ông cũng là nhà đồng sáng lập và giám đốc công nghệ của Ripple. Sau khi McCaleb và cựu luật sư Kim thành lập Stellar, công ty thanh toán Stripe đã đầu tư $3 triệu vào công ty, hỗ trợ thành lập Quỹ Phát triển Stellar (SDF), một tổ chức phi lợi nhuận mà công ty hoạt động cho đến ngày nay. Cơ sở người dùng Stellar đã tăng trưởng ổn định kể từ khi thành lập, mạng lưới cuối cùng đã vượt qua mốc 7 triệu tài khoản vào giữa tháng 7/2022.

Điểm nổi bật của Stellar

Hợp tác cùng MoneyGram

MoneyGram International, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế lớn, đã công bố mối quan hệ đối tác chiến lược với Stellar vào tháng 5/2022. Thỏa thuận kêu gọi việc phát triển nền tảng dựa trên stablecoin để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển tiền toàn cầu. Người dùng ví Stellar sẽ có thể chuyển USD Coin (USDC) cho người nhận, người nhận sau đó sẽ chuyển đổi được chúng thành đồng tiền pháp định địa phương thông qua mạng của MoneyGram, với dịch vụ mới này.

Hợp tác cùng WhiteBIT

Trong tin tức khác liên quan đến Stellar, WhiteBIT, một trong những sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số lớn nhất châu Âu, đã công bố việc tích hợp Stellar USDC vào nền tảng của mình. WhiteBIT đã gia nhập danh sách ngày càng tăng về các sàn giao dịch nổi bật chấp nhận gửi và rút tiền Stellar USDC cho khách hàng châu Âu.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button