Volume là gì? 04 chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ báo Volume
Volume là gì?
Volume (hay khối lượng giao dịch) trong Crypto là chỉ số đo lường khối lượng tiền được giao dịch trong một khung thời gian nào đó. Khối lượng giao dịch được tính bằng tổng số lượng coin/token mua vào và bán ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với biểu đồ nến Nhật, mỗi một cây nến sẽ thể hiện khối lượng giao dịch trong một khung thời gian nhất định.
Ý nghĩa của Volume trong Crypto
Nhu cầu mua bán hàng hóa thay đổi khi giá cả thay đổi. Vì vậy, giá tăng cao hoặc giảm mạnh sẽ dẫn đến việc khối lượng giao dịch tăng. Và khi khối lượng giao dịch tăng, chắc chắn giá sẽ có sự biến động.
Nhìn chung, Volume giao dịch cho ta thấy mức độ thanh khoản của thị trường, dữ liệu về khối lượng giao dịch trong quá khứ. Và cũng là một thông tin để dự đoán hành vi giá trong tương lai.
Xác nhận xu hướng, tín hiệu trong tương lai
Làm sao để chúng ta nhận biết được giá sẽ tăng hay giảm dựa vào khối lượng giao dịch?
Volume là số liệu thể hiện số tiền mua vào và bán ra. Nhu cầu mua và bán tăng cao, thì khối lượng giao dịch sẽ tăng.
Xác định và dự đoán được xu hướng của thị trường sẽ giúp quá trình trade coin của chúng ta thành công hơn, kiếm được nhiều lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Lãi bao nhiêu thì chưa chắc chắn nhưng hạn chế thua lỗ là tín hiệu tốt rồi đúng không?
Thông tin thêm, một trong sáu nguyên lý quan trọng của Lý Thuyết Dow cũng chính là Volume, trích từ Lý Thuyết Dow: “Các xu hướng được xác nhận bởi khối lượng giao dịch”.Lý Thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện đại, bạn có thể tìm hiểu thêm về Lý Thuyết Dow dưới đây.
Tìm hiểu: Lý Thuyết Dow là gì? Tìm hiểu về nền tảng Phân tích kỹ thuật
Tính thanh khoản của thị trường
Tính thanh khoản (hay Liquidity) được thể hiện qua việc mua, bán một khối lượng lớn tiền điện tử mà không (hoặc rất ít) gây tác động đến giá của đồng tiền điện tử đó. Bản chất của thanh khoản là sự đánh đổi giữa tốc độ mua bán và mức giá có thể mua bán.
Ví dụ: Anh em mua đồng A có mức giá 1 đô với khối lượng 100 ngàn đô, sau một tháng đồng A có giá trị 10 đô. Lúc này, tài sản của anh em đã có lợi nhuận gấp 10, tức 1 triệu đô. Tuy nhiên, khối lượng mua vào ở mức giá 10 đô là rất ít, chỉ có 100 ngàn đô và khoảng giá từ 10 đến 9 đô có tổng khối lượng cho 1 triệu đô.
Nếu muốn CHỐT LỜI ngay lập tức thì anh em sẽ phải đánh đổi 10% lợi nhuận để bán ra với giá 9 đô. Đổi lại, anh em sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi để bán hết số lượng đồng A đó, gần như là ngay tức khắc.
Như vậy, anh em có thể thấy rằng, trong một thị trường thanh khoản kém, hoặc thậm chí không có thanh khoản thì sẽ rất khó giao dịch, và có thể bị trượt giá rất nhiều. Để xác định tính thanh khoản chỉ cần nhìn vào volume là biết, thanh khoản cao thì chắc chắn volume sẽ lớn và ngược lại.
Cách thêm chỉ báo Volume trên TradingView
Để thêm chỉ báo Volume vào chart trên TradingView, anh em thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bấm vào biểu tượng fx.
Bước 2: Nhập “Volume” hoặc “Khối lượng” vào khung tìm kiếm.
Bước 3: Click vào dòng Volume ở khung kết quả.
Như vậy là anh em đã thêm thành công chỉ báo Volume vào chart TradingView.
Cách đọc khối lượng giao dịch
Volume sẽ được thể hiện dưới dạng các cột nằm phía dưới biểu đồ và cách đọc khối lượng giao dịch như sau:
Khối lượng giao dịch có phải chỉ báo cần thiết?
Nhìn chung, không phải ai cũng dùng khối lượng giao dịch như một chỉ báo bắt buộc, họ có thể sử dụng đơn thuần kháng cự, hỗ trợ cũng có thể giao dịch được. Điển hình là những người theo trường phái phân tích cơ bản, họ thường không coi trọng nhiều khối lượng giao dịch bằng chính chất lượng dự án.
Nhưng ở một mặt nào đó, khối lượng giao dịch cũng giúp chúng ta nhận định được sự quan tâm của cộng đồng đối với một dự án. Ngoài ra, dưới đây là một vài chiến lược sử dụng khối lượng giao dịch hiệu quả.
04 chiến lược giao dịch với chỉ báo Volume
Dùng Volume để xác nhận xu hướng giá
Khối lượng giao dịch (Volume) tăng theo xu hướng của giá, đồng nghĩa với việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.
Trong xu hướng tăng:
Trong xu hướng giảm:
Khối lượng giao dịch giảm khi giá tăng thể hiện mức độ quan tâm của cộng đồng giảm, đây là biểu hiện của phân kỳ giữa giá và khối lượng. Giá có thể tiếp tục tăng, tuy nhiên đà tăng đã yếu và dễ có đảo chiều.
Dùng volume để xác nhận đảo chiều xu hướng
Khi volume đạt đỉnh (tức khối lượng giao dịch cao đột biến, cao hơn hẳn các phiên giao dịch trước đó) thường đồng nghĩa với sức mua hoặc sức bán đã hết:
Nếu có sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo Volume thì đây là tín hiệu rất giá trị cho thấy xu hướng hiện tại có khả năng cao sẽ đảo chiều.
Dùng volume xác nhận hỗ trợ, kháng cự
Các vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh là vùng giá mà được nhiều người quan tâm và nhiều đặt lệnh mua bán ở vùng đó, nhiều giao dịch thì chắc chắn khối lượng giao dịch phải lớn hơn hẳn so với các vùng giá khác, nhìn vào khối lượng giao dịch chúng ta có thể xác nhận được các vùng hỗ trợ – kháng cự thật sự.
Dùng Volume xác nhận phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)
Volume thường thấp trong giai đoạn tích luỹ hay giá đi ngang, khi giá xuyên thủng một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, kèm với volume tăng đột biến, thì đó là một cú phá vỡ (Breakout) thành công.
Ngược lại, nếu giá xuyên thủng một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhưng volume lại thấp không đáng kể so với các phiên giao dịch trước đó, thì đó là một cú phá vỡ giả (False Break).
Bạn có thể nhìn vào biểu đồ volume của Bitcoin dưới đây, sự khác biệt về volume giữa cây nến phá vỡ giả và phá vỡ thành công là rất lớn, rất dễ nhận biết.
Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch
Nhiều người lầm tưởng việc khối lượng giao dịch tăng sẽ đồng nghĩa với giá tăng theo xu hướng đó. Ví dụ như khối lượng mua tăng → giá tăng; khối lượng bán tăng → giá giảm.
Về mặt lý thuyết thì đúng, nhưng thực tế, một số trường hợp sẽ có một bên nào đó cố tình đi ngược xu hướng để giữ giá cho mục đích nhất định. Điều này dẫn đến đôi lúc giá thì sideway, nhưng volume sẽ có tăng đột biến.