Kiến thức

Infrastructure là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Infrastructure

Đường, cầu, hệ thống viễn thông, hệ thống nước sạch, quản lý chất thải, v.vv.. được gọi chung là Infrastructure. Thuật ngữ Infrastructure cũng tương đối phổ biến đối với những người làm trong lĩnh vực IT. Vậy Infrastructure là gì? Có những loại Infrastructure nào? Cùng BlogTopCV tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Infrastructure là gì?

Infrastructure có nghĩa là cơ sở hạ tầng. Hiểu đơn giản, Infrastructure là hệ thống hạ tầng vật chất cơ bản của một khu vực hoặc quốc gia và thường liên quan đến việc phát triển sản xuất, kinh tế – xã hội. Ví dụ cơ sở hạ tầng sẽ bao gồm: hệ thống điện, hệ thống giao thông, hệ thống viễn thông – thông tin liên lạc, hệ thống nước thải/nước sạch, trường học, hệ thống y tế, v.vv..

Vai trò của Infrastructure

Infrastructure – cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, khu vực. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hạng mục được nhiều quốc gia chú trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Sau đây là một số vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng:

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế: Đối với sự phát triển kinh tế của một khu vực, quốc gia, Infrastructure là yếu tố rất cần thiết. Cơ sở hạ tầng sẽ cho phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận tiện, đồng thời cung cấp việc làm và thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
  • Giảm sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng: Mọi sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ đều có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực. Cơ sở hạ tầng sẽ có vai trò quan trọng trong việc giảm sự gián đoạn đối với lực lượng lao động, xuất nhập khẩu hoặc các hoạt động kinh tế khác, từ đó đảm bảo hoạt động kinh tế hanh thông, phát triển.
  • Hỗ trợ chất lượng cuộc sống: Có thể nói cơ sở hạ tầng là yếu tố nền tảng để cuộc sống có thể tồn tại. Nếu không có cơ sở hạ tầng, con người sẽ không thể tiếp cận được nguồn nước sạch, thực phẩm và hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thông tin liên lạc, nhà ở cũng sẽ không thể thực hiện được.

Các loại Infrastructure

Infrastructure được phân chia thành 2 loại cơ bản sau đây:

  • Cơ sở hạ tầng cứng (Hard Infrastructure): Là hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của con người. Ví dụ như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống điện, hệ thống viễn thông, v.vv.. Loại Infrastructure này mang tính chất kiến tạo, phục vụ chủ yếu cho sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, khu vực.
  • Cơ sở hạ tầng mềm (Soft Infrastructure): Là các thể chế cần thiết để duy trì một nền kinh tế, cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho con người. Ví dụ như hệ thống y tế – chăm sóc sức khỏe, hệ thống giáo dục, hệ thống tài chính – pháp luật, v.vv.. Để xây dựng cơ sở hạ tầng mềm thì cần có nguồn vốn và quy mô nhân lực lớn.

Tìm hiểu 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến hiện nay

Ngoài giải đáp Infrastructure là gì, TopCV sẽ giới thiệu chi tiết về 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến hiện nay để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về nền tảng vật chất này.

Chuyên gia chia sẻ  Mô hình Ponzi là gì? Bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo Ponzi trong đầu tư

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống vật chất được xây dựng và vận hành để hỗ trợ cho việc di chuyển hàng hóa, hành khách. Loại hình Infrastructure này sẽ bao gồm:

  • Đường bộ: Đường cao tốc, cầu, đường hầm, đường quốc lộ/tỉnh lộ, đường nội đô, v.vv..
  • Đường sắt: Nhà ga xe lửa, các tuyến đường ray, cầu đường sắt, hầm, đường sắt trên cao, v.vv..
  • Đường hàng không: Sân bay, trạm kiểm soát không lưu, nhà ga, cơ sở vật chất tại mặt đất, v.vv..
  • Đường biển: Hệ thống cảng biển, bến phà, đường kênh, đê, v.vv..
  • Các hạ tầng vận tải: Hệ thống xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện cao tốc, v.vv..
  • Cơ sở vật chất hỗ trợ: Trạm nạp nhiên liệu, trạm thu phí, bến xe, bãi đỗ xe, v.vv..
  • Cơ sở hạ tầng giám sát giao thông: Hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống giám sát/quản lý giao thông, v.vv..

Sự phát triển, vận hành và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải kể trên sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế, kết nối, lưu thông vùng/miền và quốc gia. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng.

>>> Đừng bỏ qua: Mô tả công việc của kỹ sư hạ tầng từ A đến Z

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (tiếng Anh là IT Infrastructure) là hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố vật chất liên quan đến công nghệ thông tin, có nhiệm vụ hỗ trợ trao đổi dữ liệu và các tài nguyên số khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẽ bao gồm:

  • Hệ điều hành máy tính (bao gồm cả phần cứng và phần mềm)
  • Trung tâm dữ liệu
  • Hệ thống điện toán đám mây
  • Hệ thống mạng internet
  • Các hệ thống giám sát và bảo mật hạ tầng IT

Hiện nay cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, khu vực. Vai trò này được thể hiện thông qua việc đảm bảo hoạt động kết nối cho các tổ chức, khu vực và quốc gia trong môi trường số hóa.

Trong bối cảnh công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất quan tâm và tìm kiếm nhân sự cho vị trí chuyên viên IT Infrastructure. Nhu cầu tuyển dụng việc làm IT vì thế cũng sôi động hơn, mở ra cơ hội giúp ứng viên ngành CNTT tiếp cận được nhiều vị trí công việc với mức thu nhập hấp dẫn.

>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành công nghệ thông tin – IT 2023

Cơ sở hạ tầng năng lượng

Cơ sở hạ tầng năng lượng là các cơ sở vật chất, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ hỗ trợ hoạt động sản xuất, truyền tải cũng như sử dụng năng lượng. Hệ thống hạ tầng này góp phần trực tiếp vào việc sản xuất điện năng, từ đó cung cấp nguồn điện cho lưới điện của một quốc gia, khu vực.

Loại hình Infrastructure này sẽ bao gồm:

  • Mạng lưới truyền tải điện
  • Nhà máy nhiệt điện, thủy điện
  • Nhà máy điện hạt nhân
  • Các trạm biến áp
  • Hệ thống đường ống dẫn khí/dẫn dầu
  • Nhà máy sản xuất năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch như nhà máy khí đốt và than
  • Cơ sở hạ tầng năng lượng hiện đại như năng lượng mặt trời, gió
  • Hệ thống giám sát và điều khiển mạng lưới truyền tải điện

Đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cơ sở hạ tầng năng lượng đóng vai trò rất quan trọng khi trực tiếp tham gia vào việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh và sinh hoạt mỗi ngày của con người.

Cơ sở hạ tầng viễn thông

Cơ sở hạ tầng viễn thông là hệ thống cơ sở vật chất liên quan trực tiếp đến dịch vụ viễn thông, cho phép truyền tải thông tin và dữ liệu từ địa điểm này đến địa điểm khác hoặc giữa các thiết bị trong mạng viễn thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông bao gồm:

  • Hệ thống cáp quang
  • Hệ thống đường truyền
  • Thiết bị định tuyến
  • Trạm thu phát sóng, anten
  • Hệ thống phát sóng vô tuyến
  • Dây và cáp điện thoại
  • Vệ tinh
  • Tháp mạng di động
Chuyên gia chia sẻ  Khám phá về LUNA coin và Quyết định Đầu tư Ngày Nay

Thực tế cho thấy, nếu không có hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, con người sẽ không thể kết nối và truyền tải thông tin, dữ liệu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bởi vậy, loại hình Infrastructure này được xem là một yếu tố nòng cốt góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.

Nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, con người có thể sử dụng các phương tiện truyền thông qua điện thoại di động, internet, truyền hình và các dịch vụ khác. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng viễn thông cũng tạo ra một mạng lưới liên kết các điểm kết nối giúp tốc độ truyền tải dữ liệu và thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Hiện nay, ngoài việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông, các công ty viễn thông hoặc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông còn chú trọng vào hoạt động đầu tư để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ví dụ như dự án phát triển mạng di động 4G lên 5G, triển khai dịch vụ internet siêu tốc, v.vv…

Cơ sở hạ tầng cấp nước

Cơ sở hạ tầng nước là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để cung cấp và quản lý nguồn nước sạch, tưới tiêu cho một khu vực hoặc cộng đồng. Loại Infrastructure này đảm bảo cho phép mọi người được sử dụng nguồn nước sạch và an toàn cho hoạt động sinh hoạt hoặc các mục đích khác. Cho nên quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng nước là hoạt động quan trọng giúp duy trì sự sống của con người và sự bền vững của môi trường.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước sẽ bao gồm:

  • Đường ống dẫn nước
  • Giếng
  • Trạm bơm
  • Nhà máy xử lý nước sạch
  • Hệ thống đê, đập
  • Máng xối

Hiện nay nhằm đảm bảo việc duy trì hoạt động cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người, nhiều dự án cơ sở hạ tầng nước được triển khai, trong đó đặc biệt chú trọng đến những khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán. Phần lớn các dự án này sẽ đi sâu vào việc cập nhật tình hình phân phối nước tại các khu vực, sau đó tìm ra giải pháp hiệu quả để vận chuyển nước từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Cơ sở hạ tầng quản lý chất thải

Quản lý chất thải bao gồm việc thu gom và xử lý chất thải (nước thải và chất thải rắn). Như vậy, cơ sở hạ tầng quản lý chất thải chính là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để hỗ trợ quá trình thu gom, xử lý và loại bỏ chất thải một cách có hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng quản lý chất thải sẽ bao gồm:

  • Bãi chôn lấp chất thải
  • Nhà máy xử lý chất thải
  • Hệ thống vận chuyển chất thải rắn
  • Cơ sở xử lý nước thải
  • Cơ sở tái chế
  • Hệ thống thu gom rác

Mục tiêu chính của việc xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải là giữ cho môi trường sạch sẽ, không còn chất thải trên đường, sông hồ, biển và khu vực sinh sống của người dân. Từ đó giúp đảm bảo ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật đến con người.

Cơ sở hạ tầng giải trí

Cơ sở hạ tầng giải trí là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để cung cấp các dịch vụ giải trí cho cộng đồng. Để đáp ứng nhu cầu giải trí của con người, các dự án cơ sở hạ tầng giải trí sẽ tập trung vào việc thiết kế cơ sở giải trí mới mà cộng đồng có thể tận hưởng và duy trì các công trình hiện có như công viên, sân chơi, khu bảo tồn thiên nhiên.

Chuyên gia chia sẻ  Thợ đào Bitcoin kiếm tiền thấp gần mức kỷ lục

Các cơ sở hạ tầng giải trí bao gồm:

  • Công viên và sân chơi công cộng
  • Bãi biển công cộng
  • Các di tích lịch sử
  • Các khu bảo tồn thiên nhiên
  • Phòng tắm công cộng
  • Khu dã ngoại
  • Vườn quốc gia

Cơ sở hạ tầng giáo dục

Cơ sở hạ tầng giáo dục là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để phục vụ cho hoạt động giáo dục của một quốc gia, khu vực, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển giáo dục.

Các cơ sở hạ tầng giáo dục sẽ bao gồm:

  • Hệ thống trường học các cấp từ mẫu giáo đến đại học
  • Hệ thống thư viện
  • Viện nghiên cứu khoa học
  • Hệ thống phòng thực hành, phòng thiết bị dạy học
  • Hệ thống phòng tập thể dục, thể thao
  • Hệ thống phòng quản lý học sinh
  • Hệ thống phòng y tế học đường
  • Hội trường

Hiện nay rất nhiều quốc gia chú trọng phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giáo dục để góp phần vào việc cung cấp môi trường học tập chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập. Qua đó thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ học vấn cho các thế hệ học sinh, sinh viên tại một khu vực, quốc gia.

Cơ sở hạ tầng y tế – chăm sóc sức khỏe

Cơ sở hạ tầng y tế – chăm sóc sức khỏe là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, cá nhân. Loại Infrastructure này bao gồm:

  • Bệnh viện
  • Phòng khám
  • Trung tâm y tế cộng đồng
  • Trung tâm nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc
  • Trung tâm y tế công nghệ cao
  • Trung tâm phục hồi chức năng
  • Viện dưỡng lão

Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế – chăm sóc sức khỏe là một trong những yếu tố đóng góp trực tiếp vào đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cho người dân. Qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của con người.

Xuất phát từ vai trò to lớn đó, chính của các nước luôn chú trọng triển khai các hạng mục và dự án cơ sở hạ tầng y tế, đặc biệt là tại những khu vực khó khăn, vùng núi cao hoặc biển đảo. Mục đích chính của hoạt động này là phủ sóng và làm dày lên mạng lưới cơ sở hạ tầng y tế – yếu tố tác động trực tiếp đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.

Tóm lại, Infrastructure – cơ sở hạ tầng là hệ thống vật chất và thể chế làm nền tảng cho xã hội. Nếu không có những hệ thống nền tảng này, cuộc sống của con người và các hoạt động sản xuất – kinh doanh khác sẽ không tồn tại được. Hy vọng qua bài viết “Infrastructure là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Infrastructure” của TopCV, bạn đọc đã hiểu về Infrastructure, vai trò và sự khác nhau của 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến hiện nay.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập TopCV – nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ cập nhật hàng nghìn công việc ở nhiều vị trí và ngành nghề khác nhau, chúng tôi còn cho phép ứng viên tại CV online miễn phí ngay trên nền tảng TopCV. Hàng trăm mẫu CV ấn tượng được thiết kế đa dạng cho từng ngành nghề, công việc đang chờ bạn lựa chọn, đừng bỏ lỡ nhé.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button