Kiến thức

Tiền pháp định (Fiat) là gì?

Tiền pháp định (Fiat) là gì?

Tiền pháp định (Fiat) là loại tiền tệ do ngân hàng trung ương của các quốc gia phát hành. Giá trị của chúng không được bảo đảm (chốt) trên các tài sản thực sự như vàng hay hàng hóa, mà được gắn theo sự tín nhiệm của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Tức là giá trị của Fiat được quyết định bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương mà không phụ thuộc vào giá trị của bất kỳ tài sản thực sự nào khác.

Hiện nay, tiền pháp định được sử dụng rộng rãi trên thế giới và những loại tiền tệ phổ biến nhất gồm đô la Mỹ, euro, yên Nhật và bảng Anh. Trong hệ thống tiền tệ này, người ta sử dụng chúng để trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ.

Ưu điểm, nhược điểm của tiền pháp định

Ưu điểm

  • Linh hoạt: Do giá trị của tiền pháp định được quy định bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, vì thế giá trị của Fiat có thể được các cơ quan này linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế và giải quyết các vấn đề tài chính.
  • Dễ sử dụng: Tiền pháp định là tiền tệ chính thức được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Do đó chúng có thể được sử dụng để thanh toán và trao đổi trên khắp thế giới, giúp cho việc giao dịch dễ dàng hơn.
  • Tỷ giá được kiểm soát: Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương có khả năng điều chỉnh tỷ giá để kiểm soát việc xuất / nhập khẩu, giúp đảm bảo ổn định nền kinh tế.
  • Không giới hạn: Do chính phủ hoặc ngân hàng trung ương là nơi phát hành Fiat, nên nguồn cung của chúng không bị giới hạn như các nhóm tài sản khác (vàng, bạc,…)
Chuyên gia chia sẻ  Khấu trừ thuế là gì? Bạn đã có được câu trả lời chính xác chưa?

Nhược điểm

  • Mất giá: Nếu chính phủ hoặc ngân hàng trung ương in ra quá nhiều tiền, giá trị của chúng sẽ giảm dần dẫn đến lạm phát và mất giá, ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.
  • Không có giá trị nội tại: Do giá trị của Fiat phụ thuộc vào quyết định, sự tín nhiệm của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương, nên giá trị của chúng có thể thay đổi đột ngột, gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế.

Ví dụ tiêu biểu nhất cho việc Fiat không có giá trị nội tại và sự nghiêm trọng của lạm phát chính là quốc gia Zimbabwe. Khi đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng vào đầu những năm 2000, chính phủ đã in tiền với tốc độ đáng kinh ngạc nhằm hi vọng cứu nền kinh tế. Nhưng điều này lại làm trầm trọng thêm mọi thứ khi siêu lạm phát tăng từ 230 đến 500 tỷ phần trăm trong năm 2008. Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, 1 nghìn tỷ đô la Zimbabwe chỉ trị giá khoảng 40 cent đô la Mỹ. Từ đó, Zimbabwe đã lâm vào tình cảnh vỡ nợ không thể cứu vãn.

So sánh tiền pháp định và tiền mã hóa

Tiền pháp định

  • Được kiểm soát bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương.
  • Giá trị của Fiat phụ thuộc vào sự tín nhiệm và quyết định của cơ quan quản lý
  • Mang tính tập trung
  • Tồn tại dưới dạng tiền giấy, tiền xu
  • Nguồn cung không giới hạn
  • Có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế và giải quyết các vấn đề tài chính.
  • Phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
  • Không được đảm bảo bởi tài sản và có thể mất giá hoặc bị lạm phát.

Tiền mã hóa

  • Được xây dựng và quản lý trên công nghệ blockchain, không chịu sự kiểm soát từ chính phủ.
  • Giá trị được xác định bởi cung – cầu trên thị trường, nhưng dễ biến động. Tuy nhiên, chúng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát
  • Mang tính phi tập trung
  • Tồn tại dưới dạng kỹ thuật số
  • Nguồn cung giới hạn
  • Chưa được chấp nhận rộng rãi, đặc biệt ở các quốc gia phát triển.
Chuyên gia chia sẻ  Uniswap Là Gì Và Hoạt Động Như Thế Nào?

Mối quan hệ giữa tiền mã hóa và tiền pháp định

Khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa, chắc hẳn không ít lần chúng ta nghe về việc một ngày nào đó trong tương lai, tiền mã hóa sẽ thay thế Fiat. Thế nhưng liệu điều đó có thể xảy ra? Nhìn vào thực tế, Fiat là công cụ để chính phủ một quốc gia thể hiện sức mạnh, quyền lực của họ với các nước khác. Hơn thế nữa, sự tồn tại của một chính phủ được gắn chặt với tiền tệ của họ. Vì thế, rất khó để họ có thể cho phép một loại tiền tệ “phi tập trung” được xâm nhập vào hệ thống tài chính và trở thành loại tiền tệ độc quyền thay cho Fiat.

Đó là một trong những nguyên nhân rất lớn khiến tiền mã hóa chưa thể trở nên phổ biến trong đời sống hàng ngày của mọi người. Ở thời điểm hiện tại, loại tiền kỹ thuật số này thường được xem là tài sản đầu tư hơn là tiền tệ dùng để trao đổi. Chính vì thế, việc tiền pháp định sẽ bị thay thế hoàn toàn là điều khó có thể xảy ra. Nhưng trong tương lai xa, mọi chuyện có thể sẽ rất khác. Cần nhớ rằng, tiền pháp định đã có lịch sử hàng trăm đến hàng ngàn năm nay, trong khi tiền mã hóa xuất hiện cách đây mới hơn 10 năm, vì thế chúng còn một chặng đường rất dài để vượt qua.

Tuy nhiên, hiện đã có một số quốc gia nhìn thấy được tiềm năng và lợi ích của tiền mã hóa để cho ra đời một loại tiền tệ mới có tên “tiền điện tử của ngân hàng trung ương – CBDC”

Tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) là gì?

Tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC – Central Bank Digital Currency) là loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia. CBDC là một dạng tiền tệ pháp định và có giá trị tương đương với tiền pháp định truyền thống, nhưng được lưu trữ và sử dụng thông qua các nền tảng công nghệ như blockchain, DLT (Distributed ledger technology).

Chuyên gia chia sẻ  Cloud Token là gì và Cloud Token có phải lừa đảo không?

CBDC được thiết kế để cung cấp cho người dùng một phương thức thanh toán an toàn, nhanh chóng và tiện lợi hơn so với các phương thức thanh toán truyền thống. Đồng thời giảm thiểu các chi phí giao dịch, cải thiện độ tin cậy, an toàn của tiền tệ và tăng cường khả năng quản lý tài chính của chính phủ. Tương tự như tiền pháp định, loại tiền tệ này cũng được quản lý bởi chính phủ.

Hiện một số quốc gia đã triển khai hoặc đang nghiên cứu về CBDC, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và châu Âu. Tuy nhiên, việc triển khai gặp nhiều thách thức do những lo ngại về quyền riêng tư, an ninh mạng, vấn đề đảm bảo tính an toàn và ổn định của hệ thống, những tác động đến hoạt động của các tổ chức tài chính truyền thống.

Kết luận

Nhiều người kỳ vọng tiền mã hóa trong tương lai có thể lật đổ sự thống trị của Fiat, nhưng lịch sử phát triển hàng trăm năm cùng với sự liên kết chặt chẽ giữa quyền lực, lợi ích của chính phủ với sự tồn tại của Fiat, việc thay thế khó có thể diễn ra trong thập kỷ tiếp theo. Nhưng các quốc gia lớn trên thế giới đã bước vào cuộc đua mang tên CBDC – một loại tiền tệ kết hợp các ưu điểm của Fiat và tiền mã hóa. Vì thế, trong tương lai sắp tới, hi vọng cuộc đua này sẽ góp phần đưa khái niệm tiền mã hóa đến gần hơn với công chúng và được công nhận rộng rãi hơn.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button