Kiến thức

Trương Trọng Thi, "cha đẻ" máy vi tính qua đời

Sau hơn hai năm rưỡi phải nằm viện, Kỹ sư người Pháp gốc Việt André Trương Trọng Thi đã qua đời tại Pháp ngày 4-4 vừa qua ở tuổi 69. Ông được thế giới biết đến như “cha đẻ của máy vi tính” khi phát minh ra nguyên tắc hoạt động bằng bộ vi xử lý cho máy tính.

Chiếc máy vi tính đầu tiên trên thế giới MICRAL của ông Trương Trọng Thi.

Ông sinh năm 1936 tại Chợ Lớn, TP Hồ Chí Minh. Sang Pháp học từ năm 14 tuổi, sau đó trở thành kỹ sư vô tuyến điện. Năm 1971, ông lập Công ty R2E và chính công ty này là nơi ông cùng các cộng sự cho ra đời dòng máy vi tính đầu tiên trên thế giới Micral (vào tháng 5-1973) mà một bản mẫu của nó hiện được trưng bày trong Viện bảo tàng máy tính Boston (Mỹ).

Ý tưởng thoạt đầu của ông về máy tính vẫn ứng dụng đến bây giờ: Máy gọn nhỏ, có thể sản xuất hàng loạt với giá phải chăng cho cả cá nhân lẫn cho giới doanh nghiệp ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp. Loại máy Micral của ông khi ấy đã được đưa vào sử dụng ngay trong hệ thống thu phí xa lộ ở Pháp.

Công lao của ông Trương Trọng Thi trong ngành máy tính còn được ghi nhận ở những ý tưởng tiên phong về loại máy vi tính tương thích, về xử lý và lưu trữ dữ liệu, về lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang học…

Người khởi đầu cho điện toán cá nhân châu Âu

Được công bố vào tháng 2-1973, hệ máy Micral của ông Thi được xây dựng trên nền chip Intel 8008, dung lượng bộ nhớ 256 bytes (với khả năng mở rộng lên… 1K), có đầy đủ màn hình và bàn phím. Năm 1974, ông Thi đã thuyết trình về Micral, lúc này đã được bổ sung thêm ổ cứng và ổ đĩa mềm, trước Hội thảo Máy tính Quốc gia Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phải hai năm sau, mới có một công ty của Mỹ mua giấy phép sử dụng phát minh này. Cuối cùng, ông Thi cũng phải từ bỏ dự án xây dựng chi nhánh riêng tại Mỹ do gặp quá nhiều khó khăn về tài chính.

Chuyên gia chia sẻ  Standard Protocol (STND) là gì? Thông tin chi tiết về dự án Standard Protoocol và đồng tiền STND

Mặc dù điện toán cá nhân tại châu Âu vào thời điểm hiện tại đã mở rộng thành rất nhiều hình thái khác nhau, từ các trò game video gia đình quen thuộc cho đến các work station đa chức năng dành cho những tập đoàn lớn, nhưng có hai yếu tố đang kìm hãm tiến trình phát triển của nó.

Thứ nhất, phần cứng và phần mềm của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu có giá cao hơn nhiều lần so với “cố hương”. Thứ hai, ngôn ngữ cũng chính là một rào cản lớn. Không chỉ về mặt dịch thuật, mà các bộ ký tự tại đa số các nước châu Âu cũng khác nhau, trong khi các chương trình và tài liệu bằng tiếng địa phương là điều kiện tiên quyết để máy tính cá nhân thành công.

Đóng góp cho “văn minh điện toán” của Pháp

Nước Pháp đi một con đường riêng khi theo đuổi mục tiêu quốc gia về phát triển một nền công nghiệp máy tính nội địa vững mạnh. Thiếu phần mềm và nỗi sợ… bàn phím không còn là thách thức lớn nữa (mặc dù có thời cả các chuyên gia máy tính cũng ngần ngại sờ vào bàn phím vì sợ mất… hình tượng).

Các kế hoạch do chính phủ tài trợ về lắp đặt máy tính cá nhân trong trường học từ thập niên 1970 đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng. Đào tạo mở rộng và các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng đã được tiến hành để đưa nước Pháp thẳng tiến tới “văn minh điện toán”, cả với tư cách người sử dụng lẫn “đầu tàu” của ngành công nghiệp máy tính.

Và quả thật, Pháp cũng đã có được khá nhiều tên tuổi thành công buổi đầu như Goupil, dù mô hình hãng này sớm bị các hãng khác qua mặt. Ngày nay, những đại gia sản xuất máy tính tại Pháp là Bull, hãng đã mua lại R2E, công ty của ông Trương Trọng Thi. Dòng máy Micral phiên bản mới với những con chip hiện đại nhất hiện vẫn được coi là vũ khí chủ lực của Bull hiện nay.

Chuyên gia chia sẻ  Block proposal

Một đóng góp lớn khác của chính phủ Pháp, sáng kiến của cựu Tổng thống Mitterand, chính là việc xây dựng Trung tâm Vi tính và Nhân lực Thế giới giữa lòng thủ đô Paris. Đó chính là hy vọng của nước Pháp, cùng vài chục nước khác trên toàn thế giới, rằng điện toán cá nhân sẽ giúp Thế giới thứ ba thoát khỏi nghèo đói, và cải thiện cuộc sống cho cả nhân loại nói chung.

Những thiên tài “không gặp thời”

Ngày 13-02-1994, ông François Gernelle đang xem TV và nghe lễ công bố kỷ niệm 20 năm ngày ra đời chiếc máy vi tính đầu tiên. Ông ta đã nhìn thấy hình ảnh người chủ cũ của mình, ông André Trương Trọng Thi được tôn vinh là người phát minh ra chiếc máy vi tính đầu tiên.

Ông André Trương Trọng Thi đã cùng François Gernelle nghiên cứu để tạo ra chiếc máy vi tính đầu tiên. Ông Thi là giám đốc của R2E, công ty mà François Gernelle làm việc. Họ đã cùng tạo ra MICRAL, chiếc máy vi tính đầu tiên của nhân loại. Tháng 11-1998, ông François Gernelle cũng chính thức được công nhận là người đồng phát minh ra chiếc máy vi tính đầu tiên.

Gernelle và ông Thi gặp nhau năm 1968 tại Intertechnique, một công ty chyên về các ứng dụng y học và hạt nhân. Kỹ sư điện tử François Gernelle lúc đó đã đề xuất một mô hình máy vi tính sơ khai, nhưng nó không hoạt động được.

Năm 1972, Gernelle gia nhập vào công ty R2E do ông Thi làm chủ. Tại đây họ đã tìm ra cách để tạo ra một hệ thống giá rẻ để tính toán mức độ bốc hơi nước trong đất. Cuối cùng, chiếc máy MICRAL được ra đời.

Chuyên gia chia sẻ  Eurodollar là gì?

Sau này, François Gernelle vẫn tiếc nuối vì đã không tạo ra được một công ty máy vi tính nổi tiếng thế giới cùng ông Thi. Vì sao họ đã bỏ lỡ cơ hội trở thành những người giàu nhất thế giới này? Đó là một ngày trong năm 1975, họ đã bỏ lỡ cơ hội tạo ra một khởi nghiệp kỳ diệu trên đất Mỹ. Chiếc máy vi tính MICRAL đã có một số thành công tại Pháp, và hãng Honeywell của Mỹ đã quan tâm tới việc thâu tóm MICRAL. Trong một quán bar ở Los Angeles, ông chủ của Honeywell, đã trả giá 2 triệu USD để mua lại máy vi tính MICRAL và phần mềm điều hành Prologue của R2E. Ông Thi đã không đồng ý, và ông chủ Honeywell ra về tay không.

Năm 1983, hãng Bull của Pháp mua lại R2E, và dòng máy vi tính MICRAL do đó đã không có được cơ hội phát triển diệu kỳ tại thung lũng Silicon của Mỹ. Ông Gernelle sau đó cũng mở một công ty riêng khác, nhưng đã quá chậm chân.

Cống hiến cho nhân loại

Dù không tạo nên một sự nghiệp lớn và nổi tiếng, nhưng cái tên André Trương và Gernelle vẫn được thế giới và ngành công nghiệp điện toán ghi nhận là hai người phát minh ra chiếc máy vi tính đầu tiên. MICRAL đã mở đường cho cuộc cách mạng công nghệ vi xử lý như vũ bão, làm thay đổi cuộc sống và cách giao tiếp của nhân loại chỉ trong vòng 20 năm.

Có thể có người Việt Nam còn chưa kịp biết đến một trongâhi nhà phát minh ra máy vi tính là người đồng hương của mình. Có thể ông Trương Trọng Thi chưa kịp đóng góp gì về điện toán cho đất nước nơi ông sinh ra. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, chắc chắn, sẽ có thêm những người Việt biết đến ông, và thêm tự hào rằng người phát minh ra máy vi tính là một người Việt Nam.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button