Kiến thức

Quản lí tập trung (Centralized management) là gì? Lợi ích

Quản lí tập trung

Khái niệm

Quản lí tập trung trong tiếng Anh được gọi là Centralized management.

Quản lí tập trung là hình thức theo đó các quyết định được đưa ra ở các cấp quản lí cao nhất, chẳng hạn như trụ sở chính.

Các lập luận ủng hộ quản lí tập trung

Thứ nhất, quản lí tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp. Chẳng hạn, một công ty có chi nhánh sản xuất bán thành phẩm tại Đài Loan và một chi nhánh lắp ráp tại Mexico.

Hai chi nhánh này có thể cần phối hợp hoạt động với nhau để đảm bảo các quá trình sản xuất và lắp ráp diễn ra một cách suôn sẻ.

Điều này có thể đạt được nếu các quyết định sản xuất – lắp ráp được đưa ra tại trụ sở chính.

Thứ hai, quản lí tập trung có thể giúp đảm bảo các quyết định đưa ra thích hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Khi các quyết định được phân cấp cho các cấp quản lí thấp hơn thì các cấp đó có thể ra những quyết định không phù hợp với mục tiêu của cấp quản lí cao nhất.

Việc những quyết định quan trọng được tập trung ở cấp quản lí cao nhất sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng này.

Chuyên gia chia sẻ  Suy nghĩ có thể làm chậm sự phát triển ung thư

Thứ ba, việc tập trung quyền lực và thẩm quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm các nhà quản trị cấp cao nhất cho phép những người này có được công cụ để thực hiện những thay đổi chủ yếu cần thiết về cơ cấu tổ chức.

Thứ tư, quản lí tập trung có thể tránh được sự trùng lặp hoạt động khi các bộ phận khác nhau trong tổ chức thực hiện những công việc tương tự nhau.

Ví dụ, nhiều doanh nghiệp tập trung các chức năng nghiên cứu và phát triển chỉ ở một hoặc hai địa điểm để đảm bảo hoạt động này không bị trùng lắp.

Tương tự, các hoạt động sản xuất cũng có thể được tập trung ở một số địa điểm quan trọng vì lí do như trên.

Khi nào nên thực hiện quản lí tập trung

Ra quyết định tập trung sẽ giúp cho việc kết hợp hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài diễn ra một cách thuận lợi.

Đây là vấn đề cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nhiều sản phẩm hoặc trên nhiều thị trường quốc tế, hoặc khi đầu ra của một chi nhánh này là đầu vào của một chi nhánh khác.

Trong những trường hợp như vậy, việc phối hợp hoạt động từ cấp quản lí cao nhất là có hiệu quả hơn cả.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Chuyên gia chia sẻ  Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage - FL) và công thức DFL

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button