Đầu tư Crypto nên chọn giao dịch Spot hay Futures?
Spot Trading có lẽ đã quá quen thuộc với mọi nhà đầu tư Crypto. Vậy bạn đã biết một hình thức khác có thể giúp bạn x125 lần tài sản chỉ sau một đêm chưa?
Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt hai loại giao dịch Crypto hot nhất hiện nay: Spot và Futures. Hãy theo dõi đến cuối bài để giải mã phong cách giao dịch phù hợp nhất cho bản thân nhé! Cùng ONUS khám phá ngay!
1.Giao dịch Spot trong đầu tư crypto
1.1. Định nghĩa về giao dịch Spot trong việc đầu tư crypto
Giao dịch Spot (Spot trading/Giao dịch ngay) là một hình thức giao dịch Crypto truyền thống, trong đó quá trình mua và bán các tài sản số như Bitcoin (BTC) hay Ethereum (ETH) diễn ra ngay lập tức, với giá hiện tại của thị trường. Nói cách khác, tiền mã hoá được luân chuyển trực tiếp giữa những người tham gia thị trường (người mua và người bán).
Ví dụ: Giá trị của một Bitcoin (BTC) ở thời điểm bạn đặt lệnh mua là 72,000 USD/BTC. Khi giao dịch thành công, bạn sẽ nhận được 1 BTC sau khi thanh toán 72,000 USD cho người bán.
Giao dịch Spot là hình thức giao dịch Crypto truyền thống phổ biến nhất hiện nay
Vậy giao dịch truyền thống Spot Trading có những đặc điểm gì nổi bật? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo để trả lời câu hỏi này nhé!
1.2. Đặc điểm của giao dịch Spot
- Thời gian thực: Giao dịch Spot diễn ra ngay lập tức và thanh toán được thực hiện trong thời gian ngắn sau khi giao dịch hoàn tất. Đối với loại hình này, bạn không cần mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Quyền sở hữu: Không giống như Futures, khi giao dịch Spot, nhà đầu tư bỏ tiền mua 1 loại tài sản số, đồng thời xác lập quyền sở hữu đối với chính tài sản đó.
- Thanh toán ngay: Trong giao dịch Spot, việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi giao dịch hoàn tất. Người mua trả tiền và nhận tài sản ngay lập tức.
- Quy định đơn giản: Giao dịch Spot không phụ thuộc vào các hợp đồng tương lai liên quan đến các điều kiện quy định giá hoặc thời gian trong tương lai. Người mua và người bán chỉ quan tâm đến giá trị hiện tại của tài sản mà họ giao dịch.
- Khả năng trao đổi trực tiếp: Trong giao dịch Spot, người mua và người bán có thể trao đổi trực tiếp tài sản và thanh toán mà không cần qua sàn giao dịch trung gian.
- Linh hoạt: Giao dịch Spot mang lại linh hoạt cao cho các nhà đầu tư vì họ có thể mua bán tài sản bất kỳ lúc nào trong thời gian giao dịch hoạt động của thị trường.
1.3. Một số thuật ngữ quan trọng trong giao dịch Spot
Các thuật ngữ cơ bản liên quan đến giao dịch Spot được ONUS liệt kê dưới đây:
- Bid và Ask: Giá mua (Bid) là giá mà người mua sẵn sàng trả để mua một loại tài sản, trong khi giá bán (Ask) là giá mà người bán sẵn sàng nhận để bán tài sản đó. Các lệnh mua sẽ được mở tại giá Ask và đóng tại giá Bid. Các lệnh bán sẽ được mở tại giá Bid và đóng tại giá Ask.
- Spread: Sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask được gọi là Spread
- Market Order: Lệnh thực hiện ngay lập tức với giá thị trường hiện tại.
- Order Book: Danh sách các lệnh mua và bán hiện đang đặt trên thị trường, thường được sắp xếp theo giá từ cao đến thấp hoặc ngược lại.
- Liquidity: Khả năng của thị trường để mua và bán một lượng lớn tài sản kỹ thuật số mà không làm thay đổi giá của nó quá nhiều.
- Volume: Tổng số lượng tài sản kỹ thuật số đã được mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định.
1.4. Ưu điểm và hạn chế của giao dịch Spot
Ưu điểm:
Giao dịch Spot trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi đại đa số các nhà đầu tư Crypto vì sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như sau:
- Tính linh hoạt cao: Thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7. Giao dịch Spot mang lại sự linh hoạt cho người tham gia vì có thể thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào trong thời gian mở cửa của thị trường.
- Tiết kiệm thời gian: Thanh toán trong giao dịch Spot được thực hiện ngay sau khi giao dịch hoàn tất. Người tham gia mua bán không mất thời gian chờ đợi.
- Dễ dàng tiếp cận: Giao dịch spot thường đơn giản và dễ tiếp cận hơn cho nhà đầu tư mới, không yêu cầu kiến thức phức tạp về các loại hợp đồng tương lai.
- Ít rủi ro về giá: Người tham gia giao dịch Spot không phải lo lắng về rủi ro từ biến động giá trong tương lai vì giao dịch được thực hiện với giá hiện tại trên thị trường.
Hạn chế:
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích trên nhưng người tham gia giao dịch Spot vẫn nên lưu ý một số hạn chế mà hình thức này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của bạn:
- Không có đòn bẩy tài chính: Trong giao dịch spot, không có khả năng đòn bẩy tài chính. Điều này có nghĩa là người tham gia chỉ có thể mua bán số lượng tài sản tương ứng với số tiền họ có.
- Rủi ro trực tiếp thị trường: Người tham gia giao dịch Spot phải đối mặt trực tiếp với rủi ro từ biến động giá của thị trường, không có bất kỳ hỗ trợ nào từ đòn bẩy tài chính hay các điều kiện hợp đồng.
2. Giao dịch Futures trong đầu tư Crypto
2.1. Định nghĩa về giao dịch Futures
Giao dịch Futures (Futures Trading) là một loại hợp đồng tương lai, trong đó người mua và người bán đồng ý trao đổi một tài sản nhất định vào một thời điểm trong tương lai với một giá trị đã xác định trước. Việc mua bán Futures được thực hiện thông qua các sàn giao dịch Futures. Ngoài ra, Futures Trading còn có tính năng đòn bẩy, cho phép người tham gia giao dịch với số vốn thấp hơn so với giá trị tài sản giao dịch.
Ví dụ: Nếu giá trị của một hợp đồng Futures ETH/USDT là 1,000 USD và sàn giao dịch cho phép đòn bẩy 10 lần, bạn có thể mua một hợp đồng Futures ETH/USDT với chỉ 100 USD. Điều này có nghĩa là nếu trong tương lai giá trị tăng lên 10%, bạn sẽ có lợi nhuận gấp đôi, tương đương với 20% số vốn ban đầu. Tuy nhiên, nếu giá trị giảm 10%, bạn sẽ mất số vốn ban đầu của mình.
Futures Trading còn có tính năng đòn bẩy, cho phép người tham gia giao dịch với số vốn thấp hơn so với giá trị tài sản giao dịch.
2.2. Đặc điểm của giao dịch Futures
- Hợp đồng tương lai: Giao dịch Futures dựa trên việc mua bán hợp đồng tương lai của một loại tài sản kỹ thuật số với giá cố định và một thời điểm quy định trước.
- Thời gian và giá cố định: Trong giao dịch Futures, các bên cam kết mua hoặc bán một lượng tài sản kỹ thuật số cụ thể ở một mức giá nhất định và tại một thời điểm trong tương lai. Giá và thời gian được quy định trước trong hợp đồng.
- Thanh toán sau khi hợp đồng hết hạn: Thanh toán trong giao dịch Futures được thực hiện tại thời điểm hợp đồng hết hạn, không phải ngay sau khi giao dịch hoàn tất như trong giao dịch Spot.
- Đòn bẩy tài chính: Giao dịch Futures có khả năng đòn bẩy tài chính, cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn so với số vốn ban đầu của họ.
- Rủi ro biến động giá: Trong giao dịch Futures, rủi ro chủ yếu liên quan đến sự biến động của giá tài sản kỹ thuật số trong tương lai, không chỉ trong thời điểm giao dịch diễn ra.
2.3. Một số thuật ngữ quan trọng trong giao dịch Futures
Dưới đây là những thuật ngữ bạn nhất định phải biết khi nhắc đến giao dịch Futures:
- Đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép nhà đầu tư vay vốn để nắm bắt cơ hội đầu tư, nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa có lời cao.
- Limit Order: Lệnh mua hoặc bán được đặt với giá cố định, và chỉ được thực hiện khi giá của tài sản đạt đến mức giá đặt trước.
- Stop Order: Lệnh mua hoặc bán được kích hoạt chỉ khi giá của tài sản đạt đến một mức giá nhất định được xác định trước.
- Margin Trading: Giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính, cho phép người tham gia mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn số vốn ban đầu của họ.
- Long và Short: Giao dịch Long là giao dịch mua hợp đồng Futures với hy vọng giá sẽ tăng, trong khi giao dịch Short là giao dịch bán hợp đồng với kỳ vọng giá sẽ giảm.
- Thanh lý: Thanh lý đề cập đến việc buộc phải bán các vị thế thua lỗ để ngăn các vị thế này làm âm vốn của người dùng. Điều này xảy ra khi trader không đáp ứng được yêu cầu ký quỹ duy trì của một vị thế sử dụng đòn bẩy.
2.4. Ưu điểm và hạn chế của giao dịch Futures
Ưu điểm:
Futures là loại hình giao dịch Crypto thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư bởi những ưu điểm vượt trội mang lại.
- Đòn bẩy tài chính: Giao dịch Futures cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn so với số vốn ban đầu của họ. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng thị trường cho bạn “mượn” số tiền nhiều hơn so với số tiền thực tế bạn có để tham gia các hợp đồng tương lai. Điều này mở ra cơ hội giúp bạn gia tăng mức lợi nhuận rất lớn.
- Thanh toán sau: Thanh toán trong giao dịch Futures được thực hiện tại thời điểm hợp đồng hết hạn, giúp giảm bớt rủi ro liên quan đến biến động giá trong quá trình giao dịch.
- Tiềm năng lợi nhuận lớn: Thị trường tiền điện tử vốn rất tiềm năng và chứng kiến nhiều giai đoạn tăng trưởng đột phá. Người tham gia giao dịch Futures có thể kiếm được lợi nhuận từ biến động giá của tài sản kỹ thuật số trong tương lai, không chỉ giới hạn trong thời điểm giao dịch diễn ra.
Hạn chế:
Tuy vậy, bạn cũng không nên bỏ qua một số hạn chế nhất định khi giao dịch Futures bời “đồng xu cũng có hai mặt”.
- Yêu cầu cao về kiến thức và kinh nghiệm: Giao dịch Futures yêu cầu người tham gia có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn về thị trường và các loại hợp đồng tương lai. Nếu bạn chưa thật sự nắm được những kiến thức cơ bản về thị trường như quy luật dòng tiền điện tử hay cách phân tích biểu đồ nến,… thì có thể bạn sẽ phải đối mặt với những tổn thất lớn do thiếu hiểu biết.
- Rủi ro từ đòn bẩy tài chính: Mặc dù đòn bẩy tài chính có thể tạo ra cơ hội lợi nhuận lớn, nhưng cũng tạo ra rủi ro lớn tương ứng. Một biến động nhỏ trong giá có thể gây mất vốn nhanh chóng.
Với những thông tin trên, bạn đã có thể phần nào hiểu được khái niệm cơ bản của giao dịch Spot và Futures. Vậy hai hình thức này có đặc điểm gì giống và khác nhau? Cùng ONUS tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
3. So sánh giao dịch Spot và Futures để đầu tư crypto hiệu quả
3.1. Sự tương đồng
Đều là các hình thức giao dịch trong thị trường Crypto nên chắc chắn bạn sẽ nhận biết được nhiều nét tương đồng giữa Spot và Futures:
- Mục đích chung: Cả hai loại giao dịch đều nhằm mục đích mua bán tài sản số để kiếm lợi nhuận từ sự biến động chênh lệch giá.
- Thị trường cơ bản: Cả giao dịch Spot và giao dịch Futures đều dựa trên thị trường cơ bản của tài sản kỹ thuật số. Giá của tài sản này quyết định giá của cả hai loại giao dịch.
- Thời gian giao dịch: Cả hai loại giao dịch có thể diễn ra trong thời gian giao dịch hoạt động của thị trường và đều được thực hiện trong thời gian ngắn.
- Rủi ro thị trường: Spot và Futures đều tiềm ẩn rủi ro từ biến động của giá tài sản kỹ thuật số trên thị trường.
- Tham gia thông qua sàn giao dịch: Cả hai loại giao dịch thường được thực hiện thông qua các sàn giao dịch tài chính hoặc các nền tảng giao dịch Cryptocurrency.
3.2. Sự khác biệt
Tuy vậy, Spot và Futures cũng có rất nhiều đặc điểm khác biệt mà bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn đầu tư.
Hãy cùng phân tích sự khác nhau giữa hai hình thức giao dịch Spot và Futures được ONUS tổng hợp trong bảng so sánh dưới đây nhé!
Đặc điểm
Spot Trading
Futures Trading
Thời gian giao dịch
Ngay lập tức
Giao dịch diễn ra “tại chỗ” và “ngay lập tức”, thường được thực hiện ngay sau khi người mua và người bán đặt lệnh.
Trong tương lai
Các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận về một thời điểm mua và bán cụ thể trong tương lai.
Giá giao dịch
Giá thị trường hiện tại
Giá mua và bán phản ánh giá thực tế của thị trường ở thời điểm hiện tại của tài sản.
Giá thoả thuận
Giá giao dịch được thỏa thuận từ trước
Thanh toán
Thanh toán ngay
Thanh toán ngay sau khi giao dịch
Thanh toán sau
Thanh toán tại thời điểm hợp đồng hết hạn
Rủi ro
Rủi ro trực tiếp
Rủi ro thị trường trực tiếp tại thời điểm giao dịch
Rủi ro tương lai
Rủi ro liên quan đến biến động giá trong tương lai
Biện pháp phòng ngừa rủi ro
Công cụ phòng ngừa
Các công cụ có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro như: Quản lý định lượng, chuyển khoản trước khi giao dịch,…
Công cụ phòng ngừa
Các công cụ có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro như: Hợp đồng tương lai, hợp đồng chênh lệch giá,…
Giới hạn
Không giới hạn
Không giới hạn về thời gian và số lượng giao dịch
Giới hạn nhất định
Chỉ giới hạn một khoảng thời gian và số lượng giao dịch nhất định
Đòn bẩy tài chính
Không có
Giao dịch Spot không cung cấp các công cụ đòn bẩy tài chính
Có
Giao dịch Futures hỗ trợ các đòn bẩy tài chính
Thanh khoản
Cao
Thanh khoản trong giao dịch Spot thường cao hơn so với giao dịch Futures, cho phép nhiều người tham gia và giao dịch diễn ra ngay lập tức, giúp dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán.
Thấp
Thanh khoản trong giao dịch Futures thường thấp hơn so với giao dịch Spot. Điều này là do các hợp đồng Futures thường được giao dịch trên sàn giao dịch đặc biệt và có ít người tham gia hơn so với thị trường spot.
Phí giao dịch
Dựa trên số tiền giao dịch
Phí giao dịch Spot thường được tính theo % dựa theo số tiền bạn giao dịch. Ngoài phí giao dịch, còn có thể có các loại phí khác như phí rút tiền, phí lưu trữ, và các phí liên quan khác.
Dựa trên hợp đồng
Phí giao dịch Future thường tính trên cơ sở các hợp đồng.
Giao dịch future cũng có thể gắn kèm với các phí khác như phí quản lý vị thế qua đêm (nếu có) và các phí liên quan khác.
Vậy nên lựa chọn hình thức giao dịch nào: Spot hay Futures? Đừng bỏ lỡ những gợi ý hữu ích được ONUS hé lộ trong phần tiếp theo nhé!
4. Cách lựa chọn đầu tư crypto với giao dịch Spot và Futures
Đối với một nhà đầu tư tham gia vào thị trường Crypto đầy tiềm năng và biến động, cách tốt nhất để đưa ra quyết định lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp là cân nhắc dựa trên các tiêu chí về: Mục tiêu đầu tư, mức độ hiểu biết về thị trường và khẩu vị rủi ro cá nhân.
Đối tượng
Giao dịch Spot
Giao dịch Futures
Mục tiêu đầu tư
Tạo lợi nhuận từ biến động giá ngắn hạn
Tận dụng cơ hội đòn bẩy gia tăng thu nhận nhanh chóng
Mức độ hiểu biết và kinh nghiệm
Hiểu biết cơ bản
Ít kinh nghiệm
Hiểu biết chuyên sâu
Kinh nghiệm dày dặn
Khẩu vị rủi ro
Không ưu tiên rủi ro
Yêu thích rủi ro
4.1. Theo mục tiêu đầu tư
Nếu bạn là một nhà đầu tư muốn sở hữu tài sản kỹ thuật số với mục tiêu lâu dài và không quan tâm đến các yếu tố đòn bẩy và thời gian thì Spot chính là hình thức giao dịch phù hợp với bạn.
Chẳng hạn, bạn mua 1 Bitcoin vào tháng 3/2023 ở mức 19,588 USD/BTC và hold đồng coin này trong thời gian dài với kỳ vọng Bitcoin sẽ tăng giá. Sau 1 năm, bạn bán Bitcoin đó ở mức 73,000 USD/BTC theo đúng giá trị thị trường vào tháng 3/2024 và nhận khoản lãi gấp gần 3 lần so với số vốn ban đầu.
Bạn không cần sự hỗ trợ từ đòn bẩy tài chính và xác định kiếm lời trong một khoảng thời gian dài hơn. Với tốc độ tăng trưởng ổn định của Bitcoin, bạn có thể tránh được những rủi ro về biến động giá trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, giao dịch Futures có thể là một lựa chọn thích hợp với những người muốn kiếm lợi nhuận từ biến động ngắn hạn của thị trường, sử dụng đòn bẩy và có những kế hoạch cụ thể về thời gian và giá.
Ví dụ, bạn dự đoán giá BTC sẽ tăng trưởng trong vòng một vài phút tới, bạn đặt vị thế Long với đòn bẩy x50 số vốn của mình. Bạn sẽ nhận khoản lãi tương ứng với mỗi nhịp tăng của BTC.
4.2. Theo mức độ hiểu biết và kinh nghiệm
Với thị trường Crypto tiềm năng nhưng cũng đầy biến động thì giao dịch Futures sẽ phù hợp với những nhà đầu tư đã có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu thị trường, có khả năng dự đoán biến động trong thời gian ngắn và trung hạn.
Ngược lại, nếu bạn là “Newbie” mới gia nhập thị trường tiền điện tử sôi động hoặc chưa thật sự tự tin với vốn hiểu biết của mình về cách vận hành phức tạp của Crypto thì giao dịch Spot là sự lựa chọn tốt nhất.
4.3. Theo khẩu vị rủi ro
Theo những phân tích về đặc điểm của từng hình thức giao dịch ở các phần trên của bài viết, có thể thấy Spot ít rủi ro hơn so với Futures. Vì thế, nếu bạn là người ngại rủi ro thì nên lựa chọn giao dịch Spot, mua thấp bán cao để ăn chênh lệch giá trong một khoảng thời gian nhất định với số vốn cố định của mình.
Bứt phá hơn, bạn có thể tham gia giao dịch Futures với sự hỗ trợ của đòn bẩy tài chính và x10 thậm chí x100 lần tài sản mà không cần bỏ quá nhiều vốn đầu tư. Dẫu vậy, bạn cũng nên cân nhắc trước khi ra quyết định để tránh rơi vào trạng thái “cháy tài khoản” vì thị trường diễn biến ngược lại với dự đoán ban đầu của bạn.
5. Hướng dẫn giao dịch Spot và Futures x2 hiệu quả đầu tư crypto
5.1. Hướng dẫn giao dịch Spot
Lựa chọn ứng dụng giao dịch an toàn và uy tín là hết sức quan trọng ảnh hưởng trải nghiệm đầu tư và tài sản của bạn.
Xem Hướng Dẫn Mua Spot Trên App Onus
5.2. Hướng dẫn giao dịch Spot
Giao dịch Futures vô cùng đơn giản tại ONUS
Tổng kết:
Spot và Futures là hai hình thức giao dịch Crypto có nhiều khác biệt nhưng vẫn có nét tương đồng là khả năng kiếm lời từ chênh lệch giá. Lựa chọn một hình thức phù hợp hoặc tham gia cả hai giao dịch đồng thời có thể là giải pháp giúp bạn gia tăng tài sản số tối ưu nhất.