KYC là gì? Hướng dẫn xác minh KYC (Know Your Customer) khi giao dịch Crypto
1. KYC là gì? eKYC là gì? #1. Khái niệm KYC là gì? #2 Khái niệm eKYC là gì? #3. AML là gì? 2. Tầm quan trọng của AML và KYC trong giao dịch tiền điện tử 3. Cơ chế hoạt động của AML và KYC trên các sàn giao dịch tiền điện tử 4. Thách thức mà KYC phải đối mặt trên sàn giao dịch tiền điện tử 5. Hướng dẫn KYC trên sàn Remitano 6. Đâu là điểm khác biệt giữa KYC và AML? 7. Bạn cần tài liệu gì khi bắt đầu xác minh danh tính KYC thành công? 8. Tại sao KYC bắt buộc đối với hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hoá? 9.. Kết luận
KYC là gì? eKYC là gì?
Khái niệm KYC là gì?
KYC là gì? KYC hay Know Your Customer có nghĩa là xác minh khách hàng của bạn. Đây là giai đoạn KYC đầu tiên để thẩm định khách hàng trong các quy trình AML. Khi một người dùng mới muốn đăng kí trên sàn giao dịch, các thủ tục KYC (Know Your Customer) được thực hiện để xác định chính xác danh tính khách hàng. Điều này cho phép các sàn giao dịch định mức giá trị rủi ro mà khách hàng đem lại dựa trên hoạt động tài chính khả nghi của họ.
KYC (Know Your Customer) bao gồm 2 quy trình chính:
- Thu thập thông tin cá nhân (PII – Personally identifiable information) thông qua giấy tờ tùy thân được chính phủ cấp cho công dân để KYC.
- Xác minh khách hàng bằng cách đánh dấu các cá nhân tiếp xúc với chính trị (PEP- Politically Exposed Person) và những cá nhân có tiền án, tiền sự.
Và một câu hỏi được đặt ra là tại sao cần thực hiện KYC/AML trong gia dịch tiền điện tử? Cùng đọc phần tiếp theo để làm rõ điều này.
Xem thêm: Hướng dẫn bảo mật khi giao dịch tiền ảo trên sàn Remitano
Khái niệm eKYC là gì?
eKYC là định danh Khách hàng điện tử, là nâng cấp của công nghệ và để đơn giản hóa các thủ tục, sách vở, tạo thuận tiện cho Khách hàng. Ngày nay, nhiều ngân hàng ở nhiều quốc gia song song với việc chấp thụận của cơ quan quản trị có thẩm quyền, đã và vừa mới chuyển qua các dịch vụ nhận biết Khách hàng qua các phương thức điện tử.
AML là gì?
‘Chống rửa tiền’ hoặc AML (Anti Money Laundering) là một tổ hợp các thủ tục và quy định pháp lý nhằm xác định và ngăn chặn lợi nhuận từ các hành vi trái pháp luật. Nguyên nhân vì từ trước tới nay, giao dịch tiền điện tử luôn được coi là ‘miếng mồi ngon’ mà các đối tượng tội phạm tài chính nhăm nhe nuốt trọn. Chúng lợi dụng tính ẩn danh của tiền điện tử để thực hiện các hành vi phạm pháp như buôn hàng cấm, trốn thuế,…. Cụ thể, đây là nơi chúng có thể khai thác công nghệ để rửa tiền và xóa sạch dấu vết phạm tội. Những hành vi này càng được tiếp tay hơn nữa bởi các trang web cá độ tiền điện tử, các máy trộn tiền điện tử để rửa tiền (chẳng hạn như Coinmixer, DarkLaunder, và Chipmixer) và các sàn giao dịch tiền điện tử.
Do đó, để ngăn chặn các hành vi phạm tội này bành trướng toàn cầu, các cơ quan có thẩm quyền buộc các sàn giao dịch phải tiến hành xác minh khách hàng của họ. Đồng thời, họ phải thực hiện gắn cờ cũng như báo cáo những khách hàng và giao dịch đáng nghi. Trong đó, giai đoạn đầu tiên và quen thuộc trong tiến trình AML chính là KYC.
Tầm quan trọng của KYC/AML trong giao dịch tiền điện tử
Tầm quan trong của KYC là gì
KYC làm giảm nguy cơ hoạt động của tội phạm tài chính
Việc áp dụng KYC (Know Your Customer) sẽ giúp các sàn giao dịch xác định được những đối tượng đáng nghi, từ đó phòng ngừa được những hành vi tội phạm xảy ra. Cụ thể, khi những kẻ xấu đăng ký thành công trên các sàn giao dịch, nó sẽ mở ra cánh cửa cho các vụ hack tinh vi và các phi vụ lừa đảo. Chẳng hạn, tin tặc đã từng đánh cắp 32 triệu đô la từ ví nóng của sàn giao dịch tiền điện tử BITpoint Nhật Bản. Hay một số khối lượng Bitcoin trị giá 40 triệu đô la cũng đã bị đánh cắp trong một vụ tấn công mạng vào hệ thống của Binance.
Do đó, KYC làm giảm nguy cơ về tội phạm tài chính khi người dùng của sàn được xác minh danh tính. Cụ thể, nó giúp loại bỏ những kẻ có hành vi khả nghi, từ đó ngăn chặn các hành vi trái phép thông qua sàn giao dịch hoặc ví điện tử.
KYC giúp xây dựng niềm tin của khách hàng
Các sàn giao dịch tiền điện tử là nơi tập trung tài sản của người dùng. Tuy nhiên, nếu một sàn giao dịch có sự tham gia của nhiều đối tượng phạm tội và kẻ lừa đảo, người dùng sẽ ngừng giao dịch trên sàn đó. Lúc này, KYC (Know Your Customer) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. KYC là một cách để sàn nâng cao uy tín của mình trong mắt khách hàng, giúp khách hàng biết được rằng họ đang giao dịch trong một môi trường an toàn, với những người đáng tin cậy do đã được xác minh danh tính rõ ràng.
KYC giúp ổn định thị trường tiền điện tử
KYC (Know Your Customer) là một cách đánh giá rủi ro từ các sàn giao dịch, giúp ổn định thị trường thông qua việc tăng cường sự tin tưởng. Hệ thống xác minh danh tính giúp các sàn giao dịch biết khách hàng của mình là ai và loại bỏ những kẻ phạm tội. Thông qua KYC, các sàn giao dịch có thể nhấn mạnh mức độ đáng tin cậy và xây dựng uy tín đối với người dùng mới.
KYC đảm bảo các sàn giao dịch tuân thủ quy định pháp luật
Các sàn giao dịch tiền điện tử không tuân thủ quy định AML sẽ phải chịu những khoản tiền phạt khổng lồ và án phạt nghiêm ngặt. Tại Hoa Kỳ, các sàn giao dịch có thể phải đối mặt với mức tiền phạt lên tới 20 triệu đô la, án tù lên đến 30 năm, và mức phạt dân sự lên tới 65 000 đô là cho mỗi vi phạm. Vì thế, với việc áp dụng chính xác các quy trình KYC và AML, các sàn giao dịch có thể tự bảo vệ mình trước các mức phạt nghiêm trọng trong vấn đề này.
Tầm quan trọng của AML
Các sàn giao dịch tiền điện tử bắt buộc phải tuân thủ các chính sách AML. Vì vậy, một chương trình AML được triển khai hiệu quả bao gồm: Chính sách chấp nhận khách hàng (CAP), Chương trình nhận dạng khách hàng (CIP), giám sát liên tục các giao dịch và quy trình quản lý rủi ro.
CAP là quy trình xác định khách hàng mới bằng cách cung cấp các tài liệu hợp lệ. CIP là quá trình xác minh khách hàng từ những tài liệu này và dựa trên cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước. Các sàn giao dịch cũng phải sở hữu hệ thống dùng để xác định các giao dịch khả nghi và đảm bảo thông tin của khách hàng luôn được cập nhật.
Điểm mạnh của giao dịch tiền điện tử là chi phí giao dịch quốc tế thấp. Đây chính là ‘liều doping kích thích’ dành cho hoạt động rửa tiền ảo và tài trợ khủng bố. Vì vậy, bằng cách ‘nắm đằng chuôi’ các giao dịch trái phép này, cơ quan chức năng có khả năng ngăn chặn các hành động khủng bố có thể diễn ra. Một trong những yếu tố cốt lõi trong chính sách AML hiệu quả là KYC. Thực hiện KYC/AML đem lại lợi ích cho các sàn giao dịch tiền điện tử và ví điện tử trong việc ngăn chặn rủi ro. Thậm chí chúng còn giúp người dùng gia tăng bảo mật thông tin cá nhân và thông tin các giao dịch.
Vậy cơ chế hoạt động của AML và KYC là gì? Cách hoạt động của AML và KYC trên sàn giao dịch tiền điện tử diễn ra như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ở phần tiếp theo.
Cơ chế hoạt động của AML và KYC là gì
Giao dịch Fiat-to-crypto
Ở cả Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, các sàn giao dịch fiat-to-crypto đều cần phải thực hiện các chương trình AML nghiêm ngặt. Người dùng đăng ký lần đầu sẽ phải cung cấp tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại hợp lệ, số an sinh xã hội và email của họ. Khi rút tiền, người dùng phải gửi các giấy tờ tùy thân hợp lệ do chính phủ cấp, chẳng hạn như hộ chiếu hoặc bằng lái xe, để xác minh danh tính của họ.
Sàn giao dịch Coinbase, cho phép người dùng gửi và lưu trữ tiền điện tử mà không cần kích hoạt thủ tục KYC (Know Your Customer) đầy đủ. Người dùng chỉ cần gửi đầy đủ tên và địa chỉ email để đăng ký. Tuy nhiên, để mua bán tiền điện tử, người dùng phải hoàn thành thủ tục KYC đầy đủ, gửi tài liệu hợp lệ và thông qua quy trình PII.
Để tăng tốc quá trình và đảm bảo độ chính xác, Coinbase sử dụng giải pháp ID kỹ thuật số, tương tự như GetID. Chương trình này sử dụng nhận dạng khuôn mặt sinh trắc học và nhận diện trực tiếp để xác thực người dùng. Coinbase đã có một hệ thống riêng đánh giá rủi ro tự động để xác định khả năng tội phạm xảy ra trên nền tảng.
Trong khi Coinbase có các chính sách tương đối nghiêm ngặt, thì Binance thực hiện chính sách lỏng lẻo hơn. Người dùng có thể rút tối đa 2 BTC mỗi ngày mà không cần xác minh tài khoản hoặc thực hiện KYC (Know Your Customer). Tuy nhiên, khi nói đến sàn Binance US, các quy trình KYC nghiêm ngặt hơn nhiều. Người dùng phải cung cấp đầy đủ PII, ID hợp lệ và số an sinh xã hội khi đăng ký. Nền tảng KYC này cũng đã hợp tác với một giải pháp ID kỹ thuật số tương tự như GetID.
Giao dịch Crypto-to-crypto qua KYC
Liên minh Châu Âu không có các chính sách AML dành cho giao dịch crypto-to-crypto. Trong khi đó, Hoa Kỳ ban hành các chính sách khá nghiêm khắc. Do đó, phần lớn các sàn giao dịch tiền điện tử chỉ chặn công dân Hoa Kỳ truy cập vào các dịch vụ của họ, bởi họ sẽ phải triển khai KYC với những khách hàng này.
Chẳng hạn như HitBTC, người dùng có thể giao dịch tiền điện tử mà không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục KYC (Know Your Customer) nào. Theo đó, HitBTC cho phép người dùng lựa chọn có thể xác minh bản thân hoặc không và khuyến nghị họ thực hiện thủ tục này để tránh những quy trình về sau.
Người dùng thực hiện quy trình giao dịch KYC như thế nào?
Để hoàn thành KYC, người dùng cần thực hiện PII, bao gồm tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ, số an sinh xã hội và số điện thoại hoặc địa chỉ email. Người dùng cũng phải cung cấp giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp. Các nền tảng khác nhau có yêu cầu về thủ tục khác nhau. Đối với các giao dịch rút tiền lớn hơn thường yêu cầu người dùng gửi nhiều giấy tờ hơn.
KYC và AML dù đem lại rất nhiều lợi ích, vậy nhưng liệu có tồn tại điểm yếu của AML và KYC là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.
Thách thức phải đối mặt trên sàn giao dịch tiền điện tử của KYC là gì
KYC thủ công gây tốn kém
Gia tăng quy định đồng nghĩa với việc phát sinh thêm chi phí. Các sàn giao dịch phải bỏ tiền để đăng ký với các cơ quan chức năng. Họ cũng phải chi trả cho các chương trình xác minh và các quy trình liên quan KYC. Chẳng hạn, các sàn giao dịch sẽ phải chi trả chi phí cho bên thứ ba thực hiện công đoạn xác minh. Thêm vào đó, các sàn giao dịch sẽ phải chi bổ sung nguồn lực nhằm đảm bảo việc giám sát KYC diễn ra liên tục.
Để hoàn thành xác minh KYC (Know Your Customer) tốn rất nhiều thời gian
Người dùng cần hoàn thành KYC cho mọi giao dịch mà họ thực hiện. Quá trình này ‘ngốn’ kha khá thời gian từ bước xác minh cho đến khi hoàn thành. Trong một số trường hợp, có thể lên đến 30 ngày. Điều này khiến cho tỷ lệ từ bỏ thực hiện giao dịch của khách hàng tăng cao do mất quá nhiều thời gian KYC.
KYC thông thường gặp vấn đề trong bảo mật dữ liệu
Các quy trình KYC thủ công liên quan đến việc thu thập, lưu trữ và chia sẻ nhiều dữ liệu cá nhân. Thông tin cá nhân nhạy cảm đang được chuyển cho vô số các bên thứ ba thực hiện KYC. Nếu không có quy trình bảo mật dữ liệu đủ mạnh, đây sẽ là ‘miếng mồi ngon’ cho các tin tặc xâu xé.
KYC hiện tại không thể nâng cấp nếu tăng thêm quy định
Khi các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) được phát hành, thì chắc chắn quy định sẽ được mở rộng. Chính phủ có thể lợi dụng điều này để ngăn chặn tiền điện tử tư nhân vượt qua tiền điện tử của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hoạt động rửa tiền có xu thế bành trướng trên toàn cầu. Vì thế, việc gia tăng các quy định nghiêm ngặt sẽ là cách để giải quyết vấn đề về KYC này.
Thế nhưng, các sàn giao dịch vẫn đang phải vật lộn để giải quyết nguồn lực và ngân sách dành cho KYC thủ công. Sẽ rất khó để các sàn giao dịch tuân thủ các quy định mới với quy trình KYC không thể nâng cấp như hiện nay. Vậy cách để khắc phục những yếu điểm của ‘chiến binh’ KYC là gì? Và câu trả lời sẽ là KYC đơn giản qua sàn Remitano!.
Hướng dẫn thực hiện KYC (Know Your Customer) trên sàn Remitano
Để xác minh KYC, bạn cần thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Xác minh số điện thoại Trước khi xác minh KYC, bạn sẽ được yêu cầu xác minh số điện thoại. Trong bước này, Remitano sẽ gửi một mã xác nhận vào số điện thoại mà bạn đăng ký. Sau đó, hãy nhập mã xác nhận này vào hệ thống để hoàn thành xác minh số điện thoại.
- Bước 2: Xác minh danh tính (hay còn gọi là KYC) Trong bước này, bạn được yêu cầu tải ảnh ID kèm theo những yêu cầu khác để chúng tôi xác nhận là không có sự gian lận nào xảy ra trong quá trình này. Sau khi hoàn thành bước xác minh này, tài khoản của bạn đã có độ tin cậy khá cao rồi đấy!
Xem thêm: Mãi chưa lên được level 4 của Remitano? Hãy đọc ngay bài viết này
Xác thực tài khoản KYC trên Remitano
Bạn cần chuẩn bị cho mình 4 bức ảnh chụp sau để bắt đầu KYC:
- Ảnh chụp mặt trước và sau CMND (Tài liệu định danh chính)
- Ảnh chụp tự sướng có khuôn mặt của bạn và trên tay cầm CMND
- Ảnh chụp một tờ giấy trắng có ghi dòng chữ “Remitano Verification” và CMND
- Ảnh chụp bằng lái xe, hộ khẩu, hộ chiếu,.. giấy tờ định danh thứ cấp khác với ảnh CMND
Lưu ý: Ảnh chụp phải rõ nét, không bị mờ hoặc chỉnh sửa bất cứ thứ gì. Sau khi chuẩn bị xong 4 ảnh chụp, bạn vào phần “Cài đặt”, tại mục “Hồ sơ” bạn click chọn “Tải tài liệu lên”. Bạn cần tải lên lần lượt từng bức ảnh trên chứ không phải tải một lần cả 4 tầm nhé. Quá trình chờ sàn giao dịch Remitano xét duyệt các tài liệu của bạn sẽ mất tầm 20 – 30 phút. Khi nào xong, tài khoản của bạn sẽ hiện lên dòng chữ “ĐÃ XÁC THỰC”. Vậy là bạn đã xác minh tài khoản KYC Remitano thành công rồi.
Đâu là điểm khác biệt giữa KYC và AML?
KYC là một phần nhỏ của thuật ngữ rộng hơn là AML (anti-money laundering). AML sẽ bao gồm một loạt những thủ tục quy định nhằm hạn chế hoạt động rửa tiền, một số trong số đó bao gồm lọc phần mềm, quản lý hồ sơ và hình sự hóa. KYC chỉ là một quy trình AML liên quan đến việc xác minh danh tính và nâng cao giám sát khách hàng.
KYC, AML và các quy trình khác đều do cơ quan quản lý thực hiện khiến tội phạm có tổ chức và khủng bố có tổ chức hoạt động bất hợp pháp sẽ khó che giấu hơn. Từ đây, khiến các tổ chức này không thể biến tiền từ các nguồn bất hợp pháp của họ thành “tiền sạch” được. Trong khi quy trình này được tạo ra để ngăn chặn mục đích xấu, vẫn còn rất nhiều tranh luận trong cộng đồng tiền điện tử về việc liệu các sàn giao dịch có thực sự cần tuân thủ KYC hay không. Và liệu răng AML có đi ngược với khái niệm phi tập trung của thị trường tiền điện tử hướng đến hay không?
Bạn cần tài liệu gì khi bắt đầu xác minh danh tính KYC thành công?
Dưới đây, Remitano đã liệt kê cho bạn những tài liệu cần thiết khi xác minh KYC:
- Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc là Hộ chiếu (Passport) của bạn.
- Giấy phép lái xe.
- Giấy tờ có thể chứng thực nơi mà bạn đang cư trú trong vòng 3 tháng, có thể là hoá đơn truyền hình TV, hoá đơn điện nước,.. miễn là trong đó có thông tin địa chỉ của bạn.
- Khai báo nguồn thu nhập: Bạn cần xuất trình các giấy tờ có thể chứng thực được thu nhập của bạn có nguồn từ đâu. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không dùng “tiền bẩn” cho các dự án ICO hay sàn giao dịch.
Với các thông tin giấy tờ trên, các dự án ICO hay bất kỳ sàn giao dịch nào thường yêu cầu bạn cung cấp một ảnh chụp hoặc scan và phải nộp cho họ. Có vài dự án còn yêu cầu người dùng phải “chụp ảnh selfie” trên tay cầm CMND hay Passport. Quá trình bắt đầu xác thực danh tính KYC thường mất từ 1-2 ngày làm việc(tùy vào dự án ICO hay sàn giao dịch bất kỳ sẽ có số tài liệu yêu cầu khác nhau).
Xem thêm: ICO là gì? Phân tích về cơ hội khi đầu tư vào ICO.
Tại sao KYC (Know Your Customer) bắt buộc đối với hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hoá?
Các quy định KYC là các bước phải bắt buộc đối với các sàn giao dịch tiền mã hoá lớn vì nó giúp sẽ đảm bảo các sàn này tuân thủ các quy tắc và luật pháp quy định nhất định. Thời gian trước đây, nhiều sàn giao dịch tiền điện tử rất hiếm yêu cầu thông tin xác nhận KYC, nhưng khi giá và lãi suất tiền điện tử tiếp tục tăng, mối lo ngại về các hoạt động tội phạm như rửa tiền và nhiều hoạt động bất hợp pháp đã gia tăng nên cần được giám sát một cách chặt chẽ hơn.
Vào năm 2001, quy trình khi xác minh KYC đã được giới thiệu và liên kết với Đạo luật Yêu nước – Patriot Act. Nhưng nó không được thông qua thành luật, khi đến sau vụ khủng bố của ngày 11/9. Mục tiêu chính của KYC là hạn chế bất kỳ hoạt động bất hợp pháp và xác định hoạt động đáng ngờ càng nhanh càng tốt. Các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng dữ liệu này để theo dõi hành vi giao dịch nhằm đảm bảo ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Nếu không tồn tại xác minh KYC, các sàn giao dịch tiền điện tử có thể phải chịu rất nhiều trách nhiệm khi mà người dùng thoát được phạm vi lưới pháp luật bằng cách không thực hiện xác minh KYC. Do đó, sử dụng KYC là một trong những nỗ lực của tất cả các sàn giao dịch lớn để duy trì tuân thủ chống rửa tiền (AML).
Tuy nhiên, nói chung thì KYC và AML không mang ý nghĩa giống nhau.
Xem thêm: Tiền mã hóa là gì? Lợi ích và rủi ro của tiền mã hóa khi đầu tư.
Kết luận
KYC và AML là tấm lá chắn bảo vệ sàn giao dịch tiền điện tử khỏi những kẻ phạm tội. Tuy nhiên, các quy trình thủ công lại tồn tại nhiều thách thức. Vậy nhưng, tầm quan trọng của AML và KYC là không thể phủ nhận, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin trở thành ‘miếng bánh ngon’ dành cho tội phạm tài chính và công nghệ.
Bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy thực hiện AML/KYC trên sàn Remitano ngay bây giờ để tăng cường bảo mật cho tài khoản của bạn. Và đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này cho mọi người nhé!
Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ các bài viết trên Diễn đàn Remitano. Chúng tôi hy vọng những kiến thức về giao dịch & đầu tư crypto từ cơ bản đến nâng cao tại đây sẽ giúp bạn tự tin để bắt đầu giao dịch mua bán crypto cũng như đầu tư sinh lời từ tiền điện tử.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình giao dịch, hãy tham khảo thêm thông tin hỗ trợ khách hàng hoặc liên hệ ngay với chúng tôi thông qua chatbox bên dưới. Đội ngũ hỗ trợ Remitano sẵn sàng trả lời bạn 24/7.