Kiến thức

Thế giới

Trong thế giới tiền ảo, các nhà đầu tư đã quen với sự biến động chóng mặt. Tuy nhiên, theo Nikkei Asia, năm 2022 là phép thử niềm tin kể cả với những tín đồ tiền ảo trung thành nhất, khi các sàn tiền ảo và quỹ đầu tư tiền ảo trên toàn ngành rơi vào khủng hoảng. Giá của các đồng tiền kỹ thuật số sụt mạnh, tài sản của các công ty trong lĩnh vực này lao dốc, và hàng nghìn nhân viên bị sa thải.

Liệu ngành tiền ảo sẽ phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn trong năm 2023? Sau một năm sóng gió, kể cả những người tin tưởng vào ngành này cũng dự báo về một chặng đường dài và gập ghềnh phía trước.

NHỮNG CƠN LỐC HÌNH THÀNH KỶ BĂNG HÀ TIỀN ẢO

“Cơn ác mộng” của giới tiền ảo trong năm nay bắt đầu ở Singapore. Vụ quỹ đầu cơ tiền ảo Three Arrows Capital (3AC) phá sản vào tháng 7/2022 sau sự sụp đổ của tiền ảo Luna đã châm ngồi cho một đợt giảm giá mạnh trên toàn thị trường, dẫn tới điều mà nhiều người mô tả là “mùa đông tiền ảo”.

Những hỗn loạn sau đó đã kéo theo sự sụp đổ của những tên tuổi lớn, và đáng chú ý nhất trong số này là một công ty có nguồn gốc châu Á – FTX. Người sáng lập sàn giao dịch tiền ảo FTX, Sam Bankman-Fried, đã từ một tỷ phú tiền ảo trở thành tội phạm bị cáo buộc gian lận ở Mỹ khi công ty của ông phá sản vào tháng 11.

Sam Bankman-Fried, người sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền ảo FTX, rời khỏi tòa án Bahamas ở Nassau vào ngày 19/12 - Ảnh: Reuters
Sam Bankman-Fried, người sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền ảo FTX, rời khỏi tòa án Bahamas ở Nassau vào ngày 19/12 – Ảnh: Reuters

Chỉ một năm trước đó, vào tháng 11/2021, toàn thị trường tiền ảo đạt vốn hóa kỷ lục khoảng 3 nghìn tỷ USD, trước khi sụt giảm chỉ còn chưa tới 1 nghìn tỷ USD vào giữa năm nay.

Bitcoin – tiền ảo phổ biến nhất và có vốn hóa lớn nhất – đã giảm giá xuống dưới 16.000 USD, giảm gần 80% so với mức cao nhất mọi thời đại thiết lập vào cuối năm ngoài. Đồng tiền này hiện giao dịch với giá dưới 17.000 USD.

Cơn cuồng loạn này không chỉ khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với tài sản kỹ thuật số mà còn khiến hàng nghìn người lao động trong lĩnh vực này bị sa thải. Một số chuyên gia trong ngành dự báo “mùa đông tiền ảo” có thể kéo dài và trở thành một thứ gì đó nghiêm trọng hơn.

“Bây giờ phải gọi là kỷ nguyên băng hà tiền ảo”, ông Alex Au, người sáng lập công ty quản lý tài sản Alphalex Capital ở Hồng Kông, nhận xét. “Tôi cho rằng năm 2023 thị trường tiền điện tử sẽ tiếp tục suy yếu, chủ yếu do niềm tin của các bên tham gia thị trường”.

Chuyên gia chia sẻ  Twitter Handle là gì? Và những thông tin thú vị về Twitter Handle bạn có biết

Ông Au, cũng là người đồng sáng lập của quỹ đầu tư tài sản kỹ thuật số Hong Kong Digital Asset Society, cho rằng thị trường tiền ảo có thể phải mất 2 năm để phục hồi.

Sau khi những rắc rối của FTX bị phơi bày trước ánh sáng, số dư tiền trên các sàn tiền ảo toàn cầu đã giảm 20,7 tỷ USD trong 11 ngày, xuống còn 102,8 tỷ USD vào ngày 13/11, theo công ty cung cấp dữ liệu CoinGecko.

Tiền ảo 2023: Không chỉ là “mùa đông”, thậm chí có thể là “kỷ băng hà”? - Ảnh 1

Theo ông Au, hầu hết các nhà đầu tư sẽ chờ cho giai đoạn suy thoái qua đi, lưu trũ tài sản kỹ thuật số trong “ví lạnh” – loại ví tiền ảo không được kết nối Internet – để tránh bị hack. Bên cạnh đó, lãi suất trên toàn cầu tăng cao năm qua cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư thanh lý tài sản kỹ thuật số của họ để đầu tư vào lĩnh vực khác.

“Thị trường sẽ duy trì ở trạng thái đứng im trong một thời gian”, ông Au dự báo.

Làn sóng sa thải vừa qua tương phản rõ rệt so với thời điểm 2 năm trước, khi các công ty liên quan tới tiền ảo khắp châu Á ồ ạt tuyển dụng và mở rộng mạnh mẽ. Nền tảng đầu tư tiền ảo Paradigm giờ đây giảm mạnh lương của nhân viên, còn sàn tiền ảo ByBit vừa thông báo đợt sa thải nhân sự thứ hai trong năm nay, giảm 30% nhân sự.

Công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Amber Group, có trụ sở tại Singapore, đã ngừng mở rộng hoạt động và sa thải hơn 15% trong tổng số 1.000 nhân viên trong nửa cuối năm 2022.

Bà Annabelle Huang, quản lý tại Amber Group, cho biết cắt giảm nhân sự sẽ giúp công ty tập trung hơn vào những khách hàng là cá nhân giàu có và dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số.

“Tôi cho rằng lúc này, nguyên nhân là bản thân thị trường gần như đã chết”, bà Huang nói, tỏ ra thiếu niềm tin vào tiền ảo. “Mọi người đều hoảng sợ và không biết giao dịch ở đâu. Mọi người đều đang chờ giông tố lắng xuống”.

Amber Group cho biết chưa tới 10% danh mục của công ty nằm trên sàn FTX, nhưng từ chối tiết lộ số tiền chính xác.

SỰ DÈ CHỪNG CỦA GIỚI QUẢN LÝ

Cơn bão gần đây trên thị trường tiền ảo cũng khiến các nhà quản lý ở châu Á lo ngại và bắt đầu siết quản lý với lĩnh vực này. Thái Lan đã làm chậm quy trình cấp giấy phép đối với các sàn giao dịch tiền ảo và đưa ra yêu cầu ký quỹ mới để loại trừ các sàn giao dịch nhỏ khỏi thị trường.

Chuyên gia chia sẻ  Vụ sập sàn FTX khiến cả tỉ USD biến mất: Hỗ trợ người Việt đòi lại tiền

Hồi tháng 10, Singapore đề xuất các quy định mới nhằm cấm cấp tín dụng cho các giao dịch mua tiền ảo. Hồng Kông gần đây cũng thông qua các luật nhằm quản lý tất cả sàn giao dịch tiền ảo. Còn Trung Quốc hiện đã cấm hoàn toàn tiền điện tử.

Hồng Kông và Singapore – hai trung tâm tài chính châu Á cạnh tranh để trở thành kinh đô tiền điện tử châu Á – hiện đang cố gắng đạt được sự cân bằng giữa việc khuyến khích lĩnh vực này và bảo vệ nhà đầu tư.

Hồng Kông, nơi sàn FTX ra đời, từ lâu được xem là địa điểm lý tưởng để đặt trụ sở cho các công ty tiền điện tử, nhờ thị trường chất lượng cao và quy định thông thoáng. Tuy nhiên, vào năm 2019, việc thành phố này đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với ngành tiền ảo đã dẫn tới làn sóng dịch chuyển của các doanh nhân trong lĩnh vực này sang Singapore và những thành phố ít quy định hơn.

Khoảng một tháng trước, khi chính quyền Hồng Kông thông báo sẽ nới lỏng các quy định hạn chế giao dịch tiền ảo với các nhà đầu tư có danh mục ít nhất 1 triệu USD và cho phép nhà đầu tư cá nhân tiếp xúc với tiền ảo thông qua các quỹ giao dịch hoán đổi. Thành phố này cũng phát tín hiệu hợp pháp hóa giao dịch tiền ảo của nhà đầu tư cá nhân trong năm tới. Tuy nhiên, đó là những động thái trước khi FTX sụp đổ. Từ đó đến nay, các nhà chức trách Hồng Kông ủng hộ việc tuân thủ quy định và tính minh bạch của ngành này như một cách củng cố vị thế là một trung tâm tiền điện tử của Hồng Kông.

Tương tự, Singapore cũng quyết liệt quảng bá như một kinh đô tiền ảo của khu vực khi tổ chức nhiều sự kiện lớn về tiền ảo và thu hút các startup Trung Quốc tìm kiếm “đại bản doanh” mới sau khi bị Bắc Kinh siết quản lý năm ngoái. Tuy nhiên, quốc đảo này cũng tỏ ra thận trọng. Hồi tháng 10, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cảnh báo các nhà đầu tư không được “đầu cơ” tiền ảo để kiếm lời.

CƠ HỘI ĐỂ LÀM MỚI VÀ TRỞ LẠI MẠNH MẼ HƠN?

Về phía các nhà đầu tư, không phải ai cũng lo sợ “mùa đông tiền ảo” khi giới nhà giàu châu Á vẫn đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Tại khu vực này, 80% những cá nhân có tài sản lớn và 70% các công ty quản lý tài sản gia đình vẫn quan tâm tới tài sản số như một công cụ đầu tư, theo công ty dịch vụ tài chính tài sản số Matrixport có trụ sở tại Singapore.

Chuyên gia chia sẻ  MultiversX (Elrond) (EGLD) IEO

Đây là kết quả nghiên cứu do Matrixport và Longitude Research thực hiện được công bố vào tháng 10. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 1.500 người tham gia là những nhà đầu tư giàu có ở Singapore, Hồng Kông và Đài Loan sau sự lao dốc của thị trường tiền điện tử vào giữa năm.

Khách hàng tại Triển lãm Tài chính Quốc tế Đài Bắc 2020 - Ảnh: Reuters
Khách hàng tại Triển lãm Tài chính Quốc tế Đài Bắc 2020 – Ảnh: Reuters

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần một nửa những người tham gia nói rằng hầu hết các loại tài sản trong tương lai sẽ là tài sản số và sự quan tâm tới tài sản số vẫn lớn kể cả sau khi ‘mùa đông tiền ảo’ bắt đầu”, bà Eugene Lim, người đứng đầu bộ phận tài sản tư nhân tại Matrixport, cho biết. “Sự quan tâm này lớn nhất ở Singapore, theo sau là Hồng Kông và Đài Loan”.

Tuy nhiên, theo ông Ray Tam, CEO của Revo Digital Family Office, các công ty quản lý tài sản gia đình ở châu Á nhìn chung vẫn thận trọng về tiền ảo. Tài khoản tiền ảo hiện chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng danh mục của các công ty quản lý tài sản gia đình châu Á.

Theo các chuyên gia, hiện tại là thời điểm hoàn hảo để các công ty tiền ảo tái định hình và cải thiện chiến lược kinh doanh của mình

“Hy vọng năm 2023 và các năm sau đó, hầu hết các nền tảng có vốn hóa tốt đều có thể tồn tại, đưa vào chiến lược quản trị rủi ro tốt hơn và có một chiến lược vận hành tương lai hiệu quả hơn để ngành này có thể vượt qua khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn”, bà Huang của Amber Group nói.

Dù vậy, một số chuyên gia trong ngành dự báo có thể mất nhiều năm để khôi phục thiệt hại sau những vụ bê bối xảy ra trong ngành tiền ảo năm nay. Các startup tiền điện tử đang bán tiền ảo và tài sản số mà mình thiết kế để huy động tiền.

“Nhưng trong kỷ băng hà tiền ảo như thế này thì rất khó để bán tiền ảo, và cũng rất khó để khiến nhà đầu tư tin rằng họ có thể thu về lợi ích với rủi ro lớn như vậy”, ông Au của Alphalex Capital, nhận định.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button