Kiến thức

Báo cáo tài chính của ngân hàng là gì?

Báo cáo tài chính ngân hàng là tổng hợp các báo cáo trình bày tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của ngân hàng

Đối với lĩnh vực đầu tư chứng khoán, những chỉ tiêu và số liệu được lập trên báo cáo tài chính là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu quan trọng khác nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và hiệu quả của các quá trình kinh doanh khác. Nhà đầu tư căn cứ vào đó ra các quyết định mua hoặc bán các cổ phiếu của ngân hàng.

Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng bao gồm các báo cáo

  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Một số chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng

  • Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn (%) = (Số dư vốn huy động kỳ này/ Số dư vốn huy động kỳ trước – 1) x 100

Ý nghĩa:Nguồn vốn huy động tăng trưởng càng cao chứng tỏ trong kỳ ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp gia tăng năng lực huy động vốn, hay do uy tín của ngân hàng được nâng cao trên thị trường

  • Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng
Chuyên gia chia sẻ  THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập trong hiện tại và tương lai của ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) = (Dư nợ cho vay kỳ này/ Dư nợ cho vay kỳ trước – 1) x 100

Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động = (Dư nợ tín dụng/Nguồn vốn huy động) x 100

Ý nghĩa: Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động càng cao cho thấy ngân hàng có rủi ro thanh khoản càng lớn. Tuy nhiên ngoài rủi ro thanh khoản, cần đánh giá thêm các rủi ro kỳ hạn hạn, chất lượng tín dụng,…

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn = [Dư nợ trung dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn – Dữ trữ bắt buộc nguồn trung dài hạn )] / Nguồn vốn ngắn hạn

Ý nghĩa: Nếu tỷ lệ này cao có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng do chi phí trả lãi cho các khoản vốn này là thấp, nhưng điều này chưa hẳn đã tốt vì ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thanh toán của mình cho những khoản nợ đến hạn hay thanh toán theo yêu cầu của khách hàng

NIM (%) = (Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi) x 100

Ý nghĩa: Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Hệ số này rất quan trọng khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào một cổ phiếu ngân hàng nào đó. Hệ số NIM càng cao thì càng thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng đó càng tốt.

Chuyên gia chia sẻ  MATHPIAD

Casa (%) = [(Tiền gửi không kỳ hạn + tiền ký quỹ)/ Tổng tiền gửi khách hàng] x 100

Ý nghĩa: Chỉ số Casa là tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Chỉ số Casa cao nghĩa là chi phí vốn đầu vào càng thấp. Khi đánh giá chỉ số Casa của một ngân hàng cần phải so sánh với các ngân hàng khác và trung bình ngành. Chỉ số Casa cao sẽ giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ NIM, có thêm điều kiện cạnh tranh lãi suất cho vay trên thị trường. Mặt khác, chỉ số Casa càng cao phản ánh nền tảng phát triển của các các dịch vụ của ngân hàng, vì nhiều sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng khác gắn với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = (Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100

Ý nghĩa: Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của đơn vị là tốt, hầu hết các khoản tín dụng của doanh nghiệp đều sinh lãi và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra

Chuyên gia chia sẻ  Các thuật ngữ trong forex quan trọng trader cần biết

Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%) = (Quỹ dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ) x 100

Ý nghĩa: Trích lập DPRR tín dụng là hoạt động thường niên, để đánh giá tỷ lệ DPRR của ngân hàng như thế nào, nhằm dự báo tỷ lệ hợp lý cho kỳ tiếp theo.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button