Kiến thức

RSI là gì?

RSI là gì?

Là chỉ số tương quan sức mạnh. Tỷ lệ giữa trung bình số ngày tăng giá so với mức giá trung bình của những ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định.

RSI hình thành như thế nào gì?

Được phát triển bởi J. Welles Wilder và được giới thiệu trong cuốn sách của ông vào năm 1978, The Relative Strength Index (RSI) là một chỉ báo xung lượng thị trường phổ biến và hữu dụng. Chỉ báo RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu trong khung từ 0 đến 100. Nó sử dụng 1 tham số riêng lẻ, một con số đo lường thời gian để tính toán độ dao động. Trong cuốn sách của ông, Wilder đưa ra con số 14 mặc định cho công thức tính RSI.

RSI thường bị nhầm lẫn với một vài dạng khác phân tích về tương quan sức mạnh như biểu đồ “Relative Strength” của John Murphy và bảng xếp hạng “Relative Strength” của IBD. Hầu hết những dạng khác của “Relative Strength” được tính toán bởi dữ liệu của nhiều hơn một loại hàng hóa. Giống như hầu hết chỉ báo khác, RSI chỉ sử dụng duy nhất dữ liệu của một loại hàng hóa để tính toán. Để tránh nhầm lẫn, nhiều người tránh sử dụng tên đầy đủ của RSI mà chỉ gọi nó là “ the RSI”.

Công thức tính toán:

100

Chuyên gia chia sẻ  Aleo là gì? Toàn tập về tiền điện tử ALEO Token

RSI = 100 – –

1 + RS

RS = TRUNG BÌNH SỐ NGÀY TĂNG GIÁ / TRUNG BÌNH SỐ NGÀY GIẢM GIÁ.

Trung bình lượng tăng giá = [(Trung bình lượng tăng giá trước đó) x 13 + lượng tăng giá hiện tại ] / 14

Trung bình lượng tăng giá trước đó = (Tổng cộng phần tăng giá của 14 phiên trước đó ) / 14.

Trung bình lượng giảm giá = [(Trung bình lượng giảm giá trước đó) x 13 + lượng giảm giá hiện tại ] / 14

Trung bình lượng giảm giá trước đó = (Tổng cộng phần giảm giá của 14 phiên trước đó) / 14.

Sử dụng:

Chỉ ra dấu hiệu Mua/ Bán:

Dấu hiệu Bán: Khi đường RSI từ trên đỉnh cắt xuống dưới 70 chỉ ra dấu hiệu Bán. (Overbought)

Dấu hiệu Mua: Khi đường RSI từ dưới đáy cắt lên trên 30 chỉ ra dấu hiệu Mua. (Oversold)

Ứng dụng tín hiệu phân kỳ giữa RSI và biểu đồ giá:

Phân kỳ giảm giá: Khi RSI hình thành những đỉnh thấp hơn trong khi biểu đồ giá lại hình thành những đỉnh thấp hơn tương ứng cùng thời điểm.

Phân kỳ tăng giá: Khi RSI hình thành những đáy cao hơn trong khi biểu đồ giá lại hình thành những đáy thấp hơn.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button